Cho dù bạn đang có kế hoạch gì trong tương lai, có thể bạn đang tự hỏi làm thế nào để bản thân “thành công”. Khi cơ hội việc làm mới xuất hiện, làm thế nào bạn đảm bảo mình là ứng viên tiềm năng, hay bạn còn cần rèn luyện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm nào trước khi bước vào môi trường kinh doanh giai đoạn bình thường mới.
Mục Lục Bài Viết
Kỹ năng quản lý bản thân
Quản lý bản thân là cần thiết nhưng không phải ai cũng biết cách quản lý hiệu quả. Một khi bạn đã biết cách quản lý chính mình, bạn sẽ hiểu chính mình hơn, biết cách tạo động lực để vượt qua những thách thức.
Tính linh hoạt và khả năng thích ứng
Linh hoạt và dễ thích nghi là điều mà tất cả mọi người đều phải làm quen trong vài tháng qua. Nhưng đó cũng là một kỹ năng quan trọng mà mọi nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá.
Khi các doanh nghiệp trên toàn thế giới chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng nhân viên có thể làm việc tại nhà, khả năng làm việc mới này sẽ tồn tại ngay cả sau khi đại dịch qua đi. Mặc dù có sự linh hoạt trong công việc, giờ đây bạn cần có mindset cởi mở, có thể làm việc tốt dưới áp lực.
Tư duy phản biện tích cực (Critical Thinking)
Theo Top University, có 37% nhà tuyển dụng xem xét khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện là yếu tố quan trọng khi tìm kiếm ứng cử viên. Đặc biệt nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên sở hữu kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn. Trong thời đại Internet phát triển, việc tìm kiếm tin tức dường như trở nên dễ dàng hơn. Điều này cũng dẫn đến vấn đề làm thế nào để nhận diện được tin tức nào là chính xác, có thông tin bạn đang tìm kiếm. Để trả lời câu hỏi này, bạn phải có khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý khi đánh giá thông tin một cách khách quan để đưa ra quyết định sáng suốt.
Những người có tư duy phản biện giỏi sẽ đặt ra những câu hỏi để giúp họ đào sâu vấn đề. Chẳng hạn như họ sẽ hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra?”, “Tại sao điều này lại quan trọng?”, “Ai đang bị ảnh hưởng?”, “Thông tin đến từ đâu?”, “Tôi có thể chắc chắn về điều đó hay không?”.
Am hiểu công nghệ
Ngay cả trước khi đại dịch diễn ra, kỹ năng am hiểu công nghệ, sử dụng kỹ thuật số là yêu cầu mà nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới đặt ra hiện nay. Thực tế hiện nay, có đến 82% vị trí tuyển dụng hiện yêu cầu ứng viên hiểu công nghệ, biết cách vận dụng kỹ thuật số vào công việc.
Tuy nhiên, đại dịch đã tạo ra nhu cầu xây dựng, rèn luyện kỹ năng về kỹ thuật số để doanh nghiệp thích nghi với các thay đổi, phù hợp với sự phát triển không ngừng của thị trường.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra và theo sau đó là 5.0, điều quan trọng là doanh nghiệp không chỉ đầu tư vào công nghệ mà còn hướng đến những người hiểu biết công nghệ.
Mặc dù không chắc bạn sẽ cần biết mọi hệ thống hoặc nền tảng, nhưng có kiến thức làm việc vững chắc về kiến thức dữ liệu, lập trình máy tính, Big Data, Cloud, AI, blockchain,… sẽ giúp bạn tạo được lợi thế cạnh tranh.
Giao tiếp và trí tuệ cảm xúc (EQ)
Giao tiếp và EQ song hành với nhau và vẫn cần có sự kết nối, thấu hiểu của con người trong mọi vai trò công việc. EQ là nhận thức và thể hiện sự đồng cảm với những cảm xúc và hành vi của người khác. Yếu tố này rất quan trọng, đặc biệt là sau giai đoạn đại dịch. Đây cũng là lúc kỹ năng giao tiếp tốt là cần thiết, vì nhiều người trong chúng ta vẫn đang tiếp tục làm việc tại nhà, nên sự rõ ràng trong email và các cuộc họp là điều bắt buộc để củng cố lòng tin và duy trì năng suất cao.
Sáng tạo và cải tiến
Mặc dù chúng ta có thể nhận ra rằng máy móc và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc phân tích và triển khai hoạt động kinh doanh, nhưng con người là yếu tố cần thiết vì có khả năng suy nghĩ độc đáo. Điều này thể hiện qua kỹ năng mềm
Sáng tạo không chỉ gắn liền với các ngành nghề liên quan đến sáng tạo mà còn là “nên có” trong mọi ngành. Trong tương lai, bối cảnh kinh doanh sẽ thay đổi và cần phát triển, thích nghi nhanh chóng với thị trường. Chẳng hạn, bất kỳ ai muốn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh cần có khả năng khai thác tư duy sáng tạo (Creative Thinking) để chèo lái doanh nghiệp vượt qua những thách thức và tận dụng cơ hội mà tuy duy sáng tạo mang lại để đạt lợi thế cạnh tranh.