Định hướng nghề nghiệp tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại là vấn đề làm cho đa số các bạn trẻ phải suy nghĩ. Vậy bạn đã biết rõ 5 năm tới bạn muốn trở thành người như thế nào? Lộ trình nghề nghiệp của bạn nên theo hướng nào? 6 bước tự định hướng nghề nghiệp đúng cho bản thân sau đây sẽ giúp bạn phát triển một cách hiệu quả nhất.
Mục Lục Bài Viết
Định hướng nghề nghiệp đúng có ý nghĩa gì?
Định hướng nghề nghiệp chính là việc cá nhân mỗi người phải tự đặt ra các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Và nghề nghiệp này cần đảm bảo phù hợp với khả năng cũng sở thích, tính cách và điều kiện gia đình… Bên cạnh đó, những yếu tố khác như mức thu nhập, cơ hội việc làm cũng phải được thỏa đáng.
Định hướng nghề nghiệp đúng sẽ giúp bạn được làm công việc phù hợp với sở thích và năng lực để từ đó đảm bảo chất lượng cuộc sống. Mất phương hướng hay định hướng nghề nghiệp sai lầm sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực, bế tắc, chán nản và mất niềm tin vào chính mình.
Ngoài ra, việc hướng nghiệp đúng từ sớm còn giúp bạn chạm đến thành công nhanh hơn vì công việc lựa chọn đúng sở trường và đam mê của bạn. Bạn sẽ được giảm nguy cơ bỏ nghề hay làm trái nghề hoặc phải làm nhiều nghề khác nhau, thậm chí là thất nghiệp.
Có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, bạn sẽ biết cachs lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn khi: Biết rõ mình cần trau dồi những gì, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học những khóa học hay những ngành nghề không phù hợp.
6 bước định hướng nghề nghiệp đúng cho bản thân
1. Vượt qua những lối mòn trong định hướng nghề nghiệp đến từ gia đình và xã hội
Các suy nghĩ chọn nghề theo “Mác”, theo “Nhãn”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không cần được loại bỏ ngay từ sớm. Chọn nghề theo sự áp đặt của cha, mẹ hoặc sự rủ rê của người khác đến từ bạn bè, người quen hay chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên sẽ dẫn đến việc không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của bản thân.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại những quan điểm chưa đúng khi chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội như:
- Chọn nghề đang hot trên thị trường và dễ kiếm tiền
- Không xem xét các điều kiện về tài chính, thời gian học hay đầu ra của nghề…
Chính vì vậy, để chọn được nghề phù hợp, hãy thực hiện các bước quan trọng trong quá trình hướng nghiệp. Đặc biệt, đừng chờ đợi hay phụ thuộc quá nhiều vào những người định hướng nghề nghiệp cho mình.
2. Tìm hiểu các lĩnh vực và những nghề nghiệp trong xã hội
Để biết bản thân thích hợp với nghề nghiệp nào, bạn hãy tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội. Mỗi nghề nghiệp sẽ có rất nhiều việc làm khác nhau vì thế cần nắm được các kiến thức tổng quát về các lĩnh vực.
3. Xác định thế mạnh và tiềm lực của bản thân
Có quan niệm cho rằng: “Bản thân đam mê hay thích điều gì thì mình sẽ làm tốt điều đó”. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng logic này chưa hoàn toàn chính xác. Ngược lại, khi bạn có thế mạnh và làm tốt một việc gì thì kết quả bạn sẽ đam mê với chính công việc đó.
Để tự định hướng nghề nghiệp đúng, cần xác định được thế mạnh của bản thân là gì. Hãy dựa vào kết quả những việc làm mà bạn đã từng thành công trước đó. Hoặc có thể nhờ đến sự đánh giá của bạn bè, người thân xung quanh. Thỉnh thoảng lời khen của những người tiếp xúc với bạn sẽ cho bạn biết được thế mạnh của mình.
Hãy chọn ra những nghề nào thích hợp nhất với bản thân để nghiên cứu. Đồng thời, tận dụng các cơ hội để làm những công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn. Lúc này đây, bạn sẽ khám phá được năng lực, sở thích và tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề hay không.
4. Tạo danh sách những yếu tố liên quan đến nghề nghiệp bạn muốn
Sau khi đã tìm hiểu về các lĩnh vực và ngành nghề trong xã hội hãy tạo danh sách những yếu tố nhỏ mà bạn thích trong đó. Ví dụ: Bạn thích một công việc có thể giao tiếp với nhiều người, hoặc muốn thiên về nghiên cứu, bạn thích môi trường làm việc năng động, hoạt bát hay chuyên nghiệp… Liệt kê được càng nhiều câu hỏi và tự trả lời, bạn càng khám phá rõ hơn nghề nghiệp phù hợp với mình.
5. Học thêm những kỹ năng mềm liên quan công việc
Những người thành công chỉ dùng 25% kiến thức chuyên môn và 75% còn lại là nhờ vào những kỹ năng mềm đến từ học tập và tích lũy được. Tham gia vào các khóa học kỹ năng mềm tại trường học, các câu lạc bộ đội nhóm hoặc bất kỳ một cộng đồng xã hội nào, khi tập trung vào một kỹ năng nào đó bạn sẽ xác định được công việc tương lai mình muốn làm.
6. Tự trải nghiệm, khám phá và tìm hiểu bản thân
Định hướng nghề nghiệp đúng cho bản thân trong tương lai, không gì bằng hãy tự mình trải nghiệm và khám phá. Bạn có thể đi làm thêm ngay từ khi bạn đang còn ngồi trên ghế giảng đường và nên thử nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là cách nhanh nhất và tốt nhất để khám phá và phát hiện ra nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Lời khuyên để bạn tự định hướng nghề nghiệp đúng
Sở trường và sở thích là 2 yếu tố giúp bạn có khả năng thành công cao trong công việc mình lựa chọn. Bởi được làm điều mình giỏi – thích, chúng ta sẽ có niềm đam mê và sự quyết tâm cao hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp và kiểm tra tính cách để hiểu rõ thêm bản thân. Một số bài kiểm tra thông dụng có thể kể đến như:
- Trắc nghiệm tính cách MBTI: Bạn sẽ khám phá xem tính hướng nội/hướng ngoại của bản thân, xu hướng làm việc cũng như điểm mạnh/điểm yếu.
- Mô hình DISC: Thủ lĩnh (D – Dominance); Tạo ảnh hưởng (I – Influence); Kiên định (S – Steadiness); Tuân thủ (C – Compliance).
- Trắc nghiệm Holland Code: Với 6 mật mã (RIASEC), dựa trên phương diện, tính cách con người và môi trường làm việc, gồm:
- R – Realistic (Nhóm Kỹ thuật)
- I – Investigative (Nhóm Nghiên cứu)
- A – Artistic (Nhóm Nghệ Thuật)
- S – Social (Nhóm Xã hội)
- E – Enterprising (Nhóm Quản lý)
- C – Conventional (Nghiệp vụ)