Việt Nam là quốc gia thành viên đã và đang tham gia tích cực trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững dài lâu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về bộ tiêu chí phát triển bền vững của Việt Nam.
Bộ tiêu chí hướng đến ba bình diện chính là: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Mục Lục Bài Viết
Tổng quan mục tiêu và tiêu chí phát triển bền vững trên thế giới
Các năm 2020, 2025, 2030 là những mốc cơ sở để toàn bộ thế giới có thể nhìn lại các kết quả đã thực hiện. Đây là lúc xác định các khó khăn, thách thức phải đối mặt để từ đó đề ra các định hướng trong thời gian tiếp theo.
Năm 2021, có 20 quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số SDG trong tiến trình triển khai các mục tiêu phát triển bền vững. Ba quốc gia tại châu Phi đang xếp cuối Bảng xếp hạng và Nhật Bản là quốc gia đi đầu tại Châu Á trong tiến trình thực hiện mục tiêu SDS. Đông và Nam Á có nhiều tiến bộ đáng kể về SDGs kể từ khi thông qua các mục tiêu vào năm 2015.
Đại dịch Covid đã làm đảo ngược các tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo và khả năng tiếp cận các dịch vụ cùng cơ sở hạ tầng cơ bản liên quan đến việc thực hiện SDG 3 (sức khỏe tốt và hạnh phúc) và SDG 8 (phát triển việc làm bền vững và mục tiêu tăng trưởng kinh tế).
Bộ tiêu chí của phát triển bền vững của Việt Nam
Thứ nhất: phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh, an toàn và chất lượng
Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế. Trong đó đây là cơ hội để con người được tiếp xúc với những nguồn tài nguyên đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi về quyền sử dụng bình đẳng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế. Yếu tố được chú trọng là phải tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người. Phát triển không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít. Tuy nhiên cần diễn ra trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái và không được phép xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Phát triển bền vững về lĩnh vực kinh tế gồm một số nội dung cơ bản:
- Một là: Giảm dần mức tiêu tốn năng lượng và các tài nguyên khác thông qua việc áp dụng công nghệ tiết kiệm cũng như thay đổi lối sống;
- Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ của mỗi người, không làm gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường;
- Ba là, bình đẳng trong việc tiếp cận đến các nguồn tài nguyên, mức sống, điều trị y tế và giáo dục;
- Bốn là, quyết tâm xóa đói và giảm nghèo tuyệt đối;
- Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp như: tái chế, tái sử dụng, giảm thải và tái tạo năng lượng đã sử dụng.
Thứ hai, đánh giá phát triển bền vững về xã hội với các tiêu chí: HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và hưởng thụ văn hóa.
Tiêu chí phát triển bền vững về xã hội là việc bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội. Ban hành các quy định về bình đẳng giới, cân bằng mức độ chênh lệch giàu nghèo để tỷ lệ này không được quá cao và phải có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống và mức sống giữa các vùng miền không lớn. Phát triển bền vững về xã hội còn chú trọng vào sự công bằng. Đồng thời, xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển con người. Lãnh đạo cố gắng cho tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân trong điều kiện sống chấp nhận được.
Phát triển bền vững về xã hội gồm nội dung chính:
- Một là, phải ổn định dân số đồng thời phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị;
- Hai là, giảm thiểu những tác động xấu của môi trường đến quá trình đô thị hóa;
- Ba là, nâng cao học vấn cũng như xóa nạn mù chữ;
- Bốn là, bảo vệ đa dạng nền văn hóa quốc gia;
- Năm là, bình đẳng giới, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu và lợi ích giới;
- Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định.
Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cũng như điều kiện tự nhiên. Phát triển bền vững về môi trường là sau khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó thì chất lượng môi trường sống của con người vẫn phải được bảo đảm: Sự trong sạch của không khí, nước, đất; không gian địa lý và cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố thuộc môi trường luôn cần được coi trọng và phải thường xuyên được đánh giá cũng như kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Phát triển bền vững về môi trường gồm các nội dung chính như sau:
- Một là, sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả, đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo;
- Hai là, phát triển không được vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái;
- Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ tầng ôzôn;
- Bốn là, nâng cao kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính;
- Năm là, chú trọng bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm;
- Sáu là, giảm thiểu khối lượng xả thải và khắc phục ô nhiễm nước, khí, đất, lương thực thực phẩm. Đồng thời, cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…
Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam
Chiến lược phát triển bền vững được Việt Nam ban hành nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả, thực hiện đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đồng thời, giữ vững ổn định chính trị – xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã được cụ thể hóa bằng những mục tiêu cơ bản như sau:
Về kinh tế
- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
- Việt Nam thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững;
- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tăng lên 3.200 – 3.500 USD (tính theo GDP đầu người) và lạm phát giữ ở mức dưới 5%.
Về xã hội
- Tập trung đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững bằng cách tạo việc làm bền vững;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân khoảng 2%/năm và ở các huyện nghèo sẽ giảm trên 4%/năm.
- Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ khác để ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; Đồng thời, phát triển văn hoá hài hoà với nền kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam;
Về tài nguyên và môi trường
- Chống thoái hoá đồng thời sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên: đất, nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản;
- Bảo vệ môi trường biển, ven biển cũng như hải đảo và phát triển tài nguyên biển;
- Bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp…
Những kết quả đạt được
Với nhiều quyết tâm cao và sự nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ trong thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững.
Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 51/165 quốc gia về điểm chỉ số SDG. Trong 17 mục tiêu cụ thể, có 3 mục tiêu Việt Nam cơ bản đạt được lộ trình đề ra, gồm mục tiêu 4 về đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người; mục tiêu 5 về cải thiện chất lượng nước với 2/3 chỉ tiêu đạt được và mục tiêu 7 (6.5) về thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông.
Trên đây là bài viết tổng quan về bộ tiêu chí phát triển bền vững của Việt Nam, Green Edu hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham hữu ích dành cho bạn.