Với quyết tâm cao và sự nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ khi triển khai hoạt động cho 17 mục tiêu phát triển bền vững 2030.
Mục Lục Bài Viết
17 mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Việt Nam là gì?
Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu là mục tiêu tổng quan của mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc. Mục tiêu được thiết kế nhằm chấm dứt nạn đói nghèo, bảo vệ hành tinh xanh, đảm bảo được tất cả mọi người sẽ hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.
Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc. Dựa trên cơ sở thực tiễn của đất nước, các tỉnh, thành phố, địa phương, kế hoạch này được sử dụng để phát triển các mục tiêu; tham vấn các ban ngành và các cấp.
Danh sách 17 mục tiêu phát triển bền vững 2030
Mục tiêu phát triển bền vững 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2019 với 17 mục tiêu chung và 119 mục tiêu cụ thể. Bao gồm:
- Chấm dứt mọi hình thức đói nghèo ở mọi nơi;
- Bảo đảm tình hình an ninh lương thực, cải thiện chế độ dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp bền vững;
- Bảo đảm được cuộc sống khỏe mạnh. Đồng thời, tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi;
- Đảm bảo nền giáo dục chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người;
- Đạt được chế độ bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái;
- Đảm bảo đầy đủ và thực hiện quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người;
- Đảm bảo được khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả dành cho tất cả mọi người;
- Đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; Tạo việc làm đầy đủ, tăng năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao; thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững và tăng cường đổi mới.
- Giảm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội;
- Phát triển đô thị, nông thôn bền vững và có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn cho mọi người; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng;
- Đảm bảo được sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Ứng phó kịp thời và hiệu quả với biến đổi khí hậu – thiên tai;
- Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển nhằm phát triển bền vững;
- Bảo vệ, phát triển rừng bền vững, bảo tồn sự đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa; ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất;
- Thúc đẩy dân chủ, xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững; tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế có hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia của các cấp;
- Tăng cường các phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Khả năng Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững 2030
Ông Lê Việt Anh (Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên & Môi trường, Bộ KH-ĐT) cho biết đến năm 2030 Việt Nam có khả năng đạt được 5 trên 17 mục tiêu SDGs, gồm: mục tiêu về xóa đói, xóa nghèo, mục tiêu về nền giáo dục có chất lượng, mục tiêu về các hành động trong bảo vệ khí hậu; mục tiêu về quan hệ đối tác toàn cầu.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức để đạt được 12 mục tiêu còn lại. Đặc biệt là mục tiêu về sản xuất và tiêu dùng bền vững; mục tiêu về bảo tồn và sử dụng đại dương, biển và nguồn lợi biển bền vững.
Ông Lê Việt Anh cũng cho hay, dự báo mức độ đạt được các mục tiêu 2030 dựa trên số liệu thống kê chính thức đến hết 2019 – trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 đang tiếp tục gây ra những tác động nặng nề đối với phát triển kinh tế và xã hội dẫn đến làm đảo lộn các thành quả đã đạt được trong thời gian vừa qua đồng thời sẽ thay đổi mọi dự báo. Vì vậy, để duy trì thành quả đã đạt được, trong thời gian tới Việt Nam cần nỗ lực hơn, biến thách thức thành hành động và cơ hội. Đồng thời tiếp tục huy động sự tham gia của các bên liên quan một cách tích cực và hiệu quả hơn, quyết tâm đạt được các mục tiêu SDGs vào 2030.
Ông Michael Siegner (Trưởng đại diện Viện Hanns Seidel tại Việt Nam) nhận định, trong năm 2020, Việt Nam xếp thứ 46 trên 166 quốc gia về chỉ số phát triển bền vững. Đại dịch Covid-19 đang gây trở ngại cho việc thực hiện SDGs, làm giảm tốc độ, tiến độ và tăng các thách thức trên lộ trình chinh phục các mục tiêu. “Nỗ lực của Việt Nam 10 năm tới sẽ phải tăng lên gấp bội để đạt các mục tiêu vào 2030”, chuyên gia này thẳng thắn bình luận.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam
Tại hội thảo Báo cáo Quốc gia năm 2020 về “Tiến độ 5 năm thực hiện SDG”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội, ông Terence D. Jones (Quyền Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) nhấn mạnh, ở châu Á Việt Nam là một trong những quốc gia có tiến độ thực hiện tốt nhất các tiêu chí mục tiêu toàn cầu.
Theo đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, trước đại dịch COVID-19 Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Đây là minh chứng cho những tiến bộ cũng như nỗ lực của nước Việt Nam trong thực hiện SDG. Ông Jones còn bày tỏ “Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang làm tốt hơn mong đợi, đây là kết quả rất đáng khích lệ”.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện các mục tiêu trong thời gian qua. Đến năm 2030, Việt Nam có khả năng đạt được 5 trên 17 mục tiêu, gồm:
- Mục tiêu 1 về xóa nghèo
- Mục tiêu 2 về xóa đói
- Mục tiêu 4 về giáo dục có chất lượng
- Mục tiêu 13 về các hành động bảo vệ khí hậu
- Mục tiêu 17 về quan hệ đối tác toàn cầu.
Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 49/166 nước về chỉ số SDG, tăng hơn 5 bậc so với bảng xếp hạng năm 2019. Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong thực hiện SDG bằng cách ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2004, chiến lược phát triển bền vững của giai đoạn 2011-2020. Và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.