Thuyết trình (Presentation) tốt là một kỹ năng. Không phải dễ dàng để có thể tự tin nói trước nhiều người một cách đầy thuyết phục. Với những người không có khả năng hùng biện, nói trước đám đông có thể gây ra căng thẳng. Nhưng thực tế khi bạn còn đi học hay đã đi làm, thuyết trình là việc không tránh khỏi. Nếu presentation là điểm yếu của bạn, hãy dành thời gian luyện tập, nâng cấp kỹ năng thuyết trình qua 9 mẹo được bật mí dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Luyện tập thường xuyên để nâng cấp kỹ năng thuyết trình
Tất nhiên bạn sẽ cần tập nói lại bài thuyết trình của mình nhiều lần. Điều này sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ những gì bạn cần nói tốt hơn. Mỗi lần bạn nói sẽ không giống nhau, do vậy hãy viết nội dung chính ra giấy. Bên cạnh đó không quên xây dựng cho mình một kịch bản để có thể dựa vào đó và nói những gì bạn muốn.
Bên cạnh đó, nếu có cơ hội hãy nhờ bạn bè và gia đình làm khán thính giả và diễn thuyết thử bài thuyết trình của mình. Bạn có thể ghi âm hoặc nhờ người nghe ghi chú lại những điều bạn cần cải thiện để tránh mắc phải sai lầm trong buổi thuyết trình thật.
Tìm năng lượng để thúc đẩy sự tập trung
Trước khi thuyết trình, bạn có thể tập hít thở sâu, uống nước và nghe một bản nhạc nhẹ nhàng. Điều này nghe có vẻ lạ nhưng những hành động trên sẽ giúp bạn biến những bồn chồn, lo lắng thành động lực và tăng sự tập trung tốt hơn.
Tham dự các buổi present khác
Nếu có cơ hội hãy cố gắng tham dự một số cuộc nói chuyện trước đó của những người thuyết trình khác để học kỹ năng thuyết trình của họ và nắm được một số tips để trở nên tự tin hơn. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với người thuyết trình và cho bạn hiểu khán giả. Bạn có thể đặt ra câu hỏi: Tâm trạng của đám đông khi đến nghe thuyết trình là gì? Họ có hứng thú muốn nghe chia sẻ hay không? Khi đã nắm được những ý đó, bạn sẽ dễ dàng lên chiến lược cho bài nói của mình.
Cần đến sớm
Cho phép bản thân có thời gian dư dả để ổn định trước khi nói chuyện. Đến sớm đảm bảo bạn sẽ có thời gian chuẩn bị cho những tình huống phát sinh, cũng như để thích nghi với không gian trình bày của mình.
Điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp với môi trường xung quanh
Bạn càng thích nghi với môi trường của mình, bạn càng cảm thấy thoải mái hơn. Do đó đừng bỏ qua bước xem xét nơi bạn sẽ trình bày bài thuyết trình của mình. Nếu có thể, hãy luyện tập với micro và xem ánh sáng có ảnh hưởng đến bạn hay không? Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về chỗ ngồi và nhận thức được bất kỳ phiền nhiễu nào có thể gây ra bởi địa điểm (ví dụ: tiếng ồn xe cộ).
Hít thở sâu
Lời khuyên đầu tiên dành cho người hay bồn chồn, lo lắng đó là tập hít thở sâu. Hành động này sẽ giúp đưa oxy lên não và cơ thể sẽ thư giãn hơn.
Hãy mỉm cười
Mỉm cười làm tăng endorphin, thay thế sự lo lắng bằng sự bình tĩnh và khiến bạn cảm thấy hài lòng về bài thuyết trình của mình. Mỉm cười cũng thể hiện sự tự tin và nhiệt huyết trước đám đông. Nhưng cũng lưu ý là cần xem xét về đối tượng người nghe và không gian thuyết trình. Nếu lạm dụng việc mỉm cười, người nghe sẽ đánh giá bạn thiết nghiêm túc.
Tích cực thu hút khán giả
Mọi người thích nói và hãy làm cho ý kiến của họ được lắng nghe. Nhưng bản chất của các bài thuyết trình thường giống như một buổi chia sẻ một chiều. Do vậy đừng để bài nói của bạn rơi vào tình huống đó.
Hỏi người nghe đang nghĩ gì, đặt câu hỏi mở và chào đón sự tham gia của khán giả có thể tăng tương tác và khiến người tham dự cảm thấy mình là một phần của cuộc trò chuyện. Cân nhắc bắt đầu buổi thuyết trình bằng một cuộc thăm dò hoặc khảo sát. Không quên bỏ qua những câu hỏi bất ngờ và xem chúng như một cơ hội để cung cấp cho khán giả.
Đừng cố truyền tải quá nhiều thông tin
Mặc dù bài trình bày của bạn cần phải có đầy đủ thông tin hữu ích, sâu sắc và có thể hành động, nhưng không có nghĩa là bạn trình bày quá nhiều thông tin. Hãy cố gắng cô đọng một chủ đề rộng lớn và phức tạp thành một bản trình bày dài 10 phút.
Biết những gì cần nói và những gì cần bỏ qua là yếu tố rất quan trọng góp phần định hình cho một bài thuyết trình thành công. Trong quá trình tập nói, nếu bạn cảm thấy có quá nhiều thông tin lạc đề hoặc chỉ liên quan một chút đến những điểm chính của bạn, hãy loại bỏ những ý đó trong bài nói của mình.