Khi con người cảm thấy công việc mình sẽ chẳng đi tới đâu thì họ sẽ cảm thấy mất đi ý nghĩa của cuộc sống hiện tại. Vậy bạn phải làm gì khi bạn đang mất định hướng nghề nghiệp? Sau đây là những điều bạn cần làm ngay nếu gặp phải trường hợp này.
Mục Lục Bài Viết
Các nguyên nhân khiến bạn mất định hướng nghề nghiệp
Đối với học sinh, nhiều bạn sẽ “nhắm mắt đưa chân” để chọn nghề nghiệp theo xu hướng hiện nay hay thậm chí là nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ. Và hầu hết khi rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” này, thông thường bạn chỉ biết cố gắng hết mình để đạt được kết quả nhưng chưa biết làm gì tiếp theo để thoát khỏi trường hợp này.
Sinh viên ra trường, người đang thất nghiệp mất phương hướng nghề nghiệp vì bản thân không biết mình thích gì, mình muốn gì và đã nỗ lực rất nhiều tìm việc mà không được.
Khi bạn chỉ đặt mục tiêu tạm thời và đã đạt tới một mục tiêu A thì sẽ dẫn đến tình trạng không biết sẽ phải đi tới điểm nào tiếp theo. Và đừng tưởng chỉ có những người đang gặp khó khăn mới mất phương hướng vì ngay cả khi hoàn cảnh đang rất thuận lợi ta vẫn có thể rơi vào trạng thái này.
Khi cảm thấy chán nản do công việc đang lặp đi lặp lại quá nhàm chán, bạn bắt đầu muốn có một công việc sôi động và thử thách hơn. Hoặc khi thấy mệt mỏi do công việc quá căng thẳng và đang muốn có một công việc nhẹ nhàng hơn.
Cảm thấy cuộc sống quá tẻ nhạt ngày trôi qua ngày mà chẳng có gì mới mẻ. Đây cũng là tâm lý chung của những người đang làm các công việc có tính lặp đi lặp lại nhàm chán.
Hậu quả của việc mất định hướng nghề nghiệp
Lãng phí thời gian và công sức học tập đã bỏ ra chính là hậu quả đầu tiên của mất định hướng nghề nghiệp. Tiêu tốn tiền bạc để học một ngành nghề không phù hợp, không có hứng thú mà lại không nhận được gì theo ý muốn cả, bạn có thể phải bỏ ngành và phải học lại từ đầu.
Khi chọn sai nghề, bạn không chỉ lãng phí chất xám được dùng để học tập và làm những công việc phù hợp. Để từ đó bạn cảm thấy không yêu thích, không đam mê và sẽ không có đủ động lực cho ngành nghề. Bạn cũng sẽ không hiểu được ý nghĩa, giá trị lao động của nghề, dễ sinh tâm lý chán nản, bỏ việc.
Tuy nhiên, mất định hướng nghề nghiệp không thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định tương lai vì thế chúng ta cũng không phải quá quan trọng hóa vấn đề này. Bạn không cần đặt nhiều áp lực lên việc cần chọn ngành nghề nào thích hợp với bản thân ngay từ đầu, bởi lẽ theo thời gian chúng ta có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào.
Việc gây áp lực cho chính bản thân chỉ làm tâm trạng bạn thêm phần bế tắc và mệt mỏi. Hãy tự động viên rằng việc tìm được cho mình một nghề nghiệp thích hợp là một con đường dài hơi chứ không phải ngày một ngày hai.
Hành trình tìm lại định hướng nghề nghiệp cho bản thân
1. Làm một vài bài kiểm tra đánh giá xem bạn có đi đúng hướng không
Để tìm ra định hướng sự nghiệp phù hợp với bạn, hãy dành thời gian để làm bài đánh giá trực tuyến về các kỹ năng của bạn và các nghề nghiệp tiềm năng khác. Các loại bài kiểm tra định hướng hướng nghiệp nổi tiếng thường được nhiều người áp dụng như:
– Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp, tính cách Holland.
– Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator).
-Trắc nghiệm tính cách Big Five (hay còn có tên gọi khác là OCEAN).
– Sinh trắc dấu vân tay (Dermatoglyphics Multiple Intelligence Test (DMIT)
2. Trò chuyện cùng những người xung quanh khi mất định hướng nghề nghiệp
Hãy dành chút thời gian để lên lịch hẹn gặp gỡ với bạn bè hoặc một vài đồng nghiệp cũ. Đây không chỉ là niềm vui khi kết nối lại mối quan hệ mà còn có thể là một cách để bắt đầu suy nghĩ về con đường sự nghiệp của mình từ một góc độ mới.
Bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy, chủ đề nào của câu chuyện khiến bạn hứng thú nhất và đó chính là điểm khởi đầu để tiếp cận chủ đề bạn đam mê nhất. Mặt khác, bạn cũng sẽ có cơ hội được lắng nghe những người xung quanh trải nghiệm như thế nào và có được cái nhìn thực tế về các công việc khác.
3. Tham dự các hội nghị, sự kiện nghề nghiệp
Hãy thử tìm kiếm các sự kiện việc làm liên quan đến chuyên môn của bạn. Liên hệ với các chương trình sự kiện chia sẻ về nghề nghiệp và hỏi về bất kỳ sự kiện sắp tới nào và làm thế nào để bạn có thể tham gia. Đăng ký và bắt đầu tham gia các sự kiện chuyên nghiệp để tìm kiếm cho mình cơ hội tìm việc làm mới.
4. Lên danh sách và nghe một số Podcasts truyền cảm hứng cho sự nghiệp
Thị trường sách self-help rất rộng lớn nên hãy tự tổng hợp các quyển sách hoặc podcast hay nhất giúp bạn có thể đọc mọi lúc. Tham khảo thêm để bạn có thể đạt được mục tiêu làm mới bản thân và chỉ đơn giản là được truyền cảm hứng để bạn trở thành một con người tốt hơn.
5. Dành một ngày cuối tuần để làm những gì bạn thích
Nếu bạn cảm thấy hơi mất hứng trong sự nghiệp của mình thì hãy dành một chút thời gian, một đêm một tuần hoặc một ngày cuối tuần để làm điều gì đó mà bạn hoàn toàn yêu thích, ví dụ như: vẽ, chơi thể thao, du lịch… miễn sao hoạt động đó giúp bạn tìm lại được nguồn cảm hứng trong công việc.
Mỗi hoạt động đó có thể nắm giữ chìa khóa cho niềm đam mê hoặc các kỹ năng mà bạn đang bỏ quên. Đồng thời, hãy suy nghĩ về những gì bạn cảm thấy thích thú khi trải nghiệm và sau đó, hãy tự hỏi bản thân rằng: Tôi có đang làm điều này cho vai trò hiện tại của mình hay không? Nếu không, phải tìm cách để bổ sung điều đó trong sự nghiệp của mình hoặc trong lần chuyển công việc kế tiếp.