Người trẻ ơi! Bạn có đang cảm thấy stress không?
Nội tâm của các bạn trẻ thế hệ GenZ giống như một trình duyệt Internet với hàng chục tab: rất nhiều tab đang hoạt động và tất cả đều diễn ra cùng một lúc. GenZ không chỉ đối mặt với stress hàng ngày, mà còn đang sống với vô số thông tin và áp lực trong xã hội hiện nay.
Một cuộc khảo sát cho thấy GenZ là nhóm dễ gặp phải căng thẳng thứ 2 – sau thế hệ Millennials. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và GenZ nên làm gì để kiểm soát và vượt qua căng thẳng trong cuộc sống?
Mục Lục Bài Viết
Điều gì khiến GenZ luôn sống trong trạng thái căng thẳng?
GenZ có nhiều quyền truy cập thông tin theo yêu cầu hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Đã qua rồi cái thời bạn chỉ biết điều gì đang xảy ra trong nhóm nhỏ của mình. GenZ có thể truy cập bất kỳ thông tin nào chỉ bằng một vài cú nhấp chuột. Những thông tin GenZ tiếp cận bao gồm tất cả những khó khăn và thử thách đang diễn ra trên khắp thế giới và điều này dường như vượt qua sức chịu đựng của con người.
GenZ đã trưởng thành trong thời đại biến đổi khí hậu, Covid-19, vấn đề chính trị, khủng hoảng kinh tế và nâng cao nhận thức về các phong trào như #MeToo và Black Lives Matter. Sự cống hiến của GenZ cho công bằng xã hội thường đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
Tiền bạc và công việc cũng nằm trong danh sách những tác nhân gây căng thẳng cho GenZ. Nghiên cứu của APA cũng phát hiện ra hơn 81% những người tham gia GenZ của họ cho biết tiền là một nguồn gây ra stress ở giới trẻ. “Công việc” đứng ở vị trí thứ 2 với 77%. Điều gì đang gây ra căng thẳng cho giới trẻ? Với một thị trường đầy biến động và tương lai không rõ ràng, không có gì ngạc nhiên khi phần lớn GenZ cho rằng họ luôn sống trong tình trạng căng thẳng.
Cuộc khảo sát của APA tiết lộ rằng chỉ trong một tháng, 91% GenZ cho biết họ gặp ít nhất một triệu chứng về thể chất hoặc cảm xúc do stress.
Mặc dù mạng xã hội đem lại nhiều lợi ích nhưng đó lại là con dao hai lưỡi vì có thể tạo ra áp lực, sự bất an và sự phán xét thiếu căn cứ. Không có gì ngạc nhiên khi GenZ cảm thấy áp lực khi phải có một hình ảnh và cuộc sống hoàn hảo. Từ xu hướng #ThatGirl trên TikTok – đến việc so sánh việc chấp nhận đại học hay khởi nghiệp so với các bạn cùng lứa tuổi của họ, các thành viên GenZ được mong đợi sẽ trở thành thế hệ có ảnh hưởng và không ngừng cải thiện bản thân.
Nếu một số GenZ cảm thấy hối tiếc vì bỏ lỡ các cột mốc quan trọng như vũ hội, tốt nghiệp và các hoạt động trong những năm cuối cấp, thì điều này có ngăn họ nói về sức khỏe tâm thần vì mối quan tâm của họ không được coi trọng? May mắn câu trả lời là không. GenZ có xu hướng nhận ra tình hình sức khỏe tâm thần và tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp hơn các thế hệ trước. Ngay cả với mọi thứ mà GenZ đã phải tiếp cận khi lớn lên, họ vẫn đang nổi lên như những người sớm nhận thức về sức khỏe tâm thần.
Stress tác động đến hành vi GenZ như thế nào?
Không có gì ngạc nhiên khi tất cả những căng thẳng đó đều ảnh hưởng đến hành vi của GenZ, bao gồm cả việc ra quyết định. Các thương hiệu muốn kết nối với thế hệ này sẽ cần hiểu sâu hơn về những thay đổi đó. Chúng ta hãy nhìn vào 4 hành vi sau:
Khả năng tập trung của GenZ ngắn hơn
Gần một nửa GenZ cho rằng họ phải sống trên môi trường online từ 10 giờ trở lên mỗi ngày. Tất cả thời gian đó đã tạo ra một nền văn hóa đa nhiệm mới.
Trong khi các thế hệ trước có thể chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm, thì GenZ có thể đang làm ít nhất hai việc cùng một lúc. Social media và giải trí có thể là những hình thức giúp giải trí và nếu có một thế hệ nào đó cần một lối thoát, thì đó là GenZ.
Tự chăm sóc bản thân là việc có thể thực hiện
Khi GenZ bình thường hóa các cuộc trò chuyện xung quanh sức khỏe tinh thần, họ cũng ưu tiên chăm sóc bản thân. Từ lựa chọn cách thức giải trí đến nơi họ đầu tư tiền bạc, sức khỏe và hạnh phúc là điều quan trọng hàng đầu.
Tinh thần của GenZ cần lối thoát
Bất kỳ ai cũng mong muốn cuộc sống của họ sẽ không gặp quá nhiều thách thức lớn. Tuy nhiên đối với genZ, sự hỗn loạn của năm 2020 cho đến ngày nay, tinh thần của họ dường như rơi vào trạng thái bế tắc. Nói cách khác, genZ cần một lối thoát để tinh thần thoải mái hơn.
Sự sáng tạo bị kìm hãm bởi stress
Mặc dù sống trong thời đại Internet, GenZ đang chuyển sang lĩnh vực sáng tạo như vẽ. GenZ cho rằng những hoạt động này là một hình thức thoát ly và có thể giúp chống lại căng thẳng.
Tất cả sự sáng tạo đó đều hướng đến mục đích giảm stress. Một số nghiên cứu cho thấy những người dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi sự sáng tạo có tinh thần tích cực hơn vào ngày hôm sau.
Bật mí 5 mẹo kiểm soát căng thẳng hiệu quả
Chế độ ăn uống hợp lý
Một số người cố gắng giảm căng thẳng bằng cách uống rượu hoặc ăn quá nhiều. Những hành động này có vẻ hữu ích trong một số thời điểm, nhưng thực tế về lâu dài có thể gây căng thẳng. Caffeine, thức uống có cồn cùng các yếu tố khách quan khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn. Ngược lại, có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể giúp bạn chống lại căng thẳng tốt hơn.
Tập thể dục thường xuyên
Ngoài lợi ích về thể chất, tập thể dục đã được chứng minh là một liều thuốc giảm căng thẳng tốt. Cân nhắc tìm đến các bài tập thể dục nhịp điệu, các hoạt động vận động như yoga hoặc thiền và đặt mục tiêu hợp lý cho bản thân. Tập thể dục được chứng minh là cách giải phóng endorphin – một chất giúp bạn cảm thấy thoải mái và duy trì thái độ tích cực.
Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn
Dành thời gian để thư giãn mỗi ngày giúp kiểm soát căng thẳng và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của stress. Bạn có thể hít thở sâu, tìm các video hướng dẫn thư giãn,…Hiện nay có một số app giúp bạn học cách thư giãn, giải phóng stress rất hiệu quả.
Hạn chế tác nhân gây căng thẳng
Nhiều người cảm thấy họ thường xuyên stress do gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống và không biết cách giải quyết. Bạn có thể học cách thư giãn bằng cách rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, biết cách tìm sự giúp đỡ khi không thể tự xử lý vấn đề của bản thân.
Đặt mục tiêu cụ thể
Khi bạn nhận ra bạn không thể hoàn thành tốt tất cả mục tiêu cùng một lúc, hãy đặt ra mục tiêu và khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát các vấn đề trong cuộc sống và biết cách chấp nhận những gì không thể thực hiện.