Ngày 25/06 vừa qua, AIESEC Nam Sài Gòn, cùng với sự đồng hành của Green Edu đã tổ chức thành công sự kiện “Lead Yourself – Rule Your Mind” tại trường Đại học Văn Lang. Sự kiện hướng đến mục tiêu giúp các bạn sinh viên biết được sau khi ra trường sẽ lựa chọn làm việc tại môi trường công ty nào, kỹ năng nào cần cải thiện. Đến với chương trình, về phía Green Edu, anh Trần Đình Tuân đã có buổi chia sẻ về “Design thinking” để các bạn trẻ hiểu được Design Thinking giúp phát triển tư duy và công việc cũng như phát triển bản thân như thế nào.
Mục Lục Bài Viết
Có bao nhiêu mô hình công ty và đặc điểm của từng mô hình là gì?
Mở đầu buổi chia sẻ là sự trình bày của TS. Đinh Mộng Kha, CEO Vietguys. TS Kha chia sẻ hiện có 3 mô hình công ty trên thị trường, “Công ty vừa và nhỏ – SME”, “Công ty đa quốc gia – MNC” và “Startup”. Có đến 97% doanh nghiệp tại Việt Nam là SME, do đó tỷ lệ sinh viên ra trường làm việc tại SME hiện khá cao.
Chị Kha cũng chia sẻ nhiều bạn sinh viên khi ra trường mong muốn làm việc tại MNC vì mục đích “lương” và “danh tiếng”. Đây là mindset thường xảy ra không chỉ riêng sinh viên vừa ra trường mà thậm chí những người có kinh nghiệm cũng gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ này không thay đổi theo thời gian, bạn sẽ khó thăng tiến trong sự nghiệp.
Khi lựa chọn gia nhập môi trường làm việc, sinh viên xác định mục tiêu nghề nghiệp, định hướng sự nghiệp và nhận ra bản thân giỏi về khía cạnh nào. Hãy nhớ rằng “Bạn làm điều mình giỏi nhưng đó phải là điều xã hội đang khan hiếm, xã hội cần”.
Sự khác nhau giữa các mô hình công ty
MNC là nơi có mọi thứ, từ quy trình đến con người,…nhưng câu hỏi đặt ra là tại nơi mọi thứ đã hoàn thiện thì liệu doanh nghiệp còn cần đến các bạn mới ra trường hay không. Nếu các bạn sinh viên chưa có định hướng sự nghiệp, nên gia nhập MNC vì có quy trình rõ ràng, cụ thể và mức lương cũng như chế độ phúc lợi tốt.
Cho dù làm việc tại MNC, SME hay Startup thì sinh viên cần rèn luyện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Để có thể học hỏi thành công, được từ anh chị đi trước chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, các bạn trẻ cần có thái độ nghiêm túc và tinh thần học hỏi.
Chị Kha cũng đặt ra câu hỏi rằng những bạn làm việc tại startup có lợi thế để làm tại tập đoàn không? Hay sinh viên có nên làm việc tại startup trước ngay khi ra trường hay không? Câu trả lời là nếu có cơ hội các bạn nên tham gia dự án startup bên cạnh quá trình làm việc tại tập đoàn.
Để có thể khởi nghiệp thành công, các bạn trẻ cần nỗ lực tạo ra giá trị thay vì chạy theo những yếu tố phù phiếm như tự tin bản thân có bao nhiêu mối quan hệ. Nhân sự khởi nghiệp thành công cần có khả năng bán hàng, biết cách xây dựng mối quan hệ và tạo ấn tượng cho đối phương. Bên cạnh đó cần xem xét mức độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự, yếu tố tài chính để chuẩn bị startup thành công.
Kết thúc buổi nói chuyện của TS Kha, chị mong muốn các bạn sinh viên cần khiêm tốn nhưng không tự ti và hãy trở thành người có giá trị (biết cách cho đi thay vì chỉ nhận lại).
Design thinking – kỹ năng cần thiết cho các bạn trẻ
Tiếp nối sự kiện, anh Tuân Trần đã chia sẻ một số thông tin về design thinking, giúp các bạn sinh viên phân biệt design thinking, creative thinking và mind mapping. Theo đó design thinking là quy trình cụ thể nhằm giải quyết vấn đề. Creative thinking là quá trình nghiên cứu (research), mượn ý tưởng để giải quyết vấn đề.
Quy trình design thinking bao gồm Empathize (Đồng cảm), Define (Xác định vấn đề), Ideate (Tìm ý tưởng), Prototype (Thiết kế mẫu) và Test (Kiểm tra). Trong đó Prototype thường bị bỏ qua nên sản phẩm thực tế thiếu tính ứng dụng.
Để ứng dụng design thinking, bạn cần xem xét 5 Wh questions (What, Where, When, Why, How). Bên cạnh đó không quên thử nghiệm, khảo sát và tập trung đánh giá để sản phẩm hoàn thiện nhất. Hãy làm đi làm lại nếu có sai sót để tránh đưa sản phẩm lỗi, hay đưa ra sản phẩm gây khó khăn cho người dùng.
Từ quy trình design thinking, anh Tuân cũng chia sẻ các bước thực hiện design thinking:
1. Hiểu rõ bản thân
2. Hiểu rõ khách hàng
3. Hiểu rõ vấn đề
4. Đưa ra giải pháp
5. Thử nghiệm
6. Trải nghiệm khách quan, lấy ý kiến phản hồi
7. Sửa, thử nghiệm, trải nghiệm
8. Hiểu rõ vấn đề
9. Hiểu rõ khách hàng
…..
Để khuấy động sự kiện, anh Tuân đã đưa ra case study về Garnier để các bạn sinh viên tìm ra cách thiết kế lại sản phẩm. Rất nhiều câu trả lời ấn tượng đã đưa ra và anh Tuân cũng nhấn mạnh rằng câu trả lời sẽ không có đúng sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Khi thiết kế, phát triển hay redesign sản phẩm, cần xem xét yếu tố bên trong và bên ngoài như ngân sách có sẵn, yêu cầu redesign, hiểu về insight sản phẩm, insight người dùng.
Khép lại sự kiện, anh Tuân cũng chia sẻ: “Khi làm product design cần có personnel, trả lời câu hỏi ai là người sử dụng, người dùng cần gì và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức độ nào”.
Bên cạnh là nhà tài trợ bạc cho sự kiện “LEAD YOURSELF – RULE YOUR MIND”, Green Edu cũng đem lại khóa đào tạo khởi nghiệp Green Skill-Up, chuỗi 6 Workshop bao gồm Phát triển bản thân, Tư duy phản biện tích cực, Tư duy thiết kế, Khẳng định bản thân, “Chuyện” bắt trọn người nghe và Diễn thuyết trước công chúng.
Design thinking là môn học nằm trong chuỗi workshop Green Edu thiết kế nhằm mục đích cung cấp cho người chưa có tư duy sáng tạo phương pháp sáng tạo, brainstorm ý tưởng. Môn học Design thinking cũng cung cấp quy trình thiết kế, giải quyết vấn đề khi phát triển sản phẩm, dịch vụ, quảng bá và truyền thông. Sau khi tham gia khóa học, bạn sẽ biết cách cân bằng giữa thực tế và ý tưởng để làm chủ tư duy sáng tạo của mình.
Ngoài ra, để giúp các bạn sinh viên nâng cao kỹ năng phỏng vấn, thuyết phục nhà tuyển dụng thành công, nổi bật trong đám đông, Green Edu mang đến chương trình “Job Ready”. Với 5 buổi trong chương trình, các bạn trẻ sẽ được mentor chia sẻ “Tips” phỏng vấn, cách trình bày CV như thế nào, mock interview để tăng khả năng tìm việc thành công và đúng mong đợi của bản thân mình.
Để biết thêm chi tiết, hãy like và follow page tại: https://www.facebook.com/greenedu.sea.connect
Hoặc gửi email đến Green Edu: connect@greenedu.vn