Các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG – Environmental, social, governance) đã được thực hiện từ những lời hứa trong thông cáo báo chí đến chiến lược và hoạt động. Tại Mỹ, 65% Millennials cho biết họ sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền cho thương hiệu phát triển bền vững. 75% cho rằng doanh nghiệp cần đem lại giá trị cho cộng đồng thay vì chạy theo lợi nhuận.
Mục Lục Bài Viết
Tổng quan thông tin phát triển bền vững tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Vinamilk là một trong các doanh nghiệp đặt ESG lên hàng đầu. Vinamilk ứng dụng kinh tế tuần hoàn (sản xuất, sử dụng, tái sử dụng, sản xuất lại và tái chế) trong toàn bộ chu trình sản xuất kinh doanh của mình. Vinamilk cũng sử dụng hệ thống biogas tại các trang trại để giảm thiểu chất thải và hạn chế hiệu ứng nhà kính. Song song đó doanh nghiệp này cũng tận dụng các nguồn năng lượng xanh như CNG, Biomass, trong hoạt động kinh doanh.
Đây là một dấu hiệu tốt khi có một sự đồng thuận rằng tính bền vững được liên kết chặt chẽ với việc tạo ra giá trị. Nhưng đây cũng là một thách thức đối với các nhà lãnh đạo và tổ chức. Cam kết về tính bền vững tương đối dễ dàng. Thử thách đặt ra cho doanh nghiệp đó là biến lời cam kết thành hành động, đánh đổi giữa giá trị nhận được trong ngắn hạn và việc đạt được các mục tiêu bền vững để tạo ra giá trị trong dài hạn.
Tin tốt là các nhà lãnh đạo sẵn sàng cân nhắc thực hiện những đánh đổi đó. Nhưng một vấn đề xảy ra đó là không có sự thống nhất về cách làm như vậy. Khi triển khai phát triển bền vững, xung đột sẽ xảy ra và có sự nhầm lẫn khi thực hiện các hành động. Một quy tắc mới được đề xuất nhằm mục đích minh bạch hơn về các rủi ro liên quan đến khí hậu đối với hoạt động của các công ty.
Nhưng các tổ chức và các nhà lãnh đạo đã sẵn sàng như thế nào để tận dụng cơ hội phát triển bền vững? Có một khoảng cách đáng kể giữa nhu cầu hướng đến phát triển bền vững và các chương trình phát triển bền vững, cũng như khả năng đáp ứng của các tổ chức.
Một nghiên cứu của SAP/AlphaSense vào năm 2021 cho thấy rằng trong khi các công ty ngày càng cập nhật thông tin và thực hiện các hành động về tính bền vững. Ngoài việc xây dựng nhận thức cho đội ngũ nhân viên, các nhà lãnh đạo còn tìm cách để thông báo cho truyền thông biết rằng doanh nghiệp đang hướng đến phát triển bền vững.
Khi nhắc đến triển khai các chương trình bền vững và tích hợp vào chiến lược, nhiều rào cản bắt đầu xuất hiện. Mặc dù giám đốc điều hành cấp cao ưu tiên phát triển bền vững nhưng vẫn tồn tại một thực tế đó là vẫn có thiếu sót khi thực hiện các hành động vì môi trường.
Tin tốt là các nhà lãnh đạo thừa nhận vai trò của phát triển bền vững và chiến lược ESG trong việc thúc đẩy tăng trưởng. 51% các tổ chức tập trung vào ESG như một động lực phát triển tổ chức. Các nhà lãnh đạo bắt đầu đặt niềm tin vào đó. 51% đồng ý rằng công ty của họ nên giải quyết các vấn đề về ESG ngay cả khi điều này làm giảm hiệu suất tài chính ngắn hạn và lợi nhuận. Mặt khác, 58% cho biết có sự khác biệt đáng kể trong đội ngũ lãnh đạo về cách cân bằng hiệu quả tài chính ngắn hạn với đầu tư bền vững trong dài hạn.
Những thực tế này vẫn tồn tại khi các nhà lãnh đạo khó hành động theo định hướng của họ. Tất cả chúng ta đều biết rằng tính bền vững là một ưu tiên quan trọng, nhưng dường như luôn có những vấn đề cấp bách hơn cần được chú ý. Chẳng hạn như làm thế nào để quản lý các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và chi phí đầu vào tăng cao.
Làm thế nào để doanh nghiệp hành động hướng đến phát triển bền vững
Đánh giá các thay đổi
Có một thực tế là hầu hết các nhóm quản lý đều đánh giá thấp sự thay đổi. Với vai trò là nhà quản lý, bạn cần làm việc cùng các cấp lãnh đạo khác để tìm ra các vấn đề liên quan đến bền vững và cách xử lý.
Xem xét ai sẽ hưởng lợi khi phát triển bền vững
Thông thường, các đội ngũ quản lý chỉ nghĩ đến việc thay đổi nhu cầu và quy định mới chỉ liên quan đến các chi phí tăng thêm cần được giảm thiểu. Nhưng những nhu cầu mới và sự phức tạp gia tăng cũng có thể dẫn đến những rào cản gia nhập cao hơn và tiềm năng tạo ra giá trị mới.
Chủ động phát triển và thực hiện kế hoạch
Thay đổi không phải điều dễ, nhưng bạn càng chờ đợi lâu để đưa công ty của mình vào phát triển bền vững, bạn càng đánh mất lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất bao bì nhận thấy nhược điểm lớn từ các thùng chứa có thể tái sử dụng, làm mát. Họ bị cản trở bởi nhu cầu dịch vụ và sự phức tạp của các sản phẩm có thể tái sử dụng. Chính điều này ngăn cản doanh nghiệp thực hiện hành động bảo vệ môi trường.
Để giải quyết, công ty bắt đầu áp dụng công nghệ mới, bền vững hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh. Họ cũng phải đối mặt với vấn đề tuyển dụng từ các đối tác dịch vụ nhằm giải quyết vấn đề hậu cần. Nhưng khi đã có sẵn mạng lưới, doanh nghiệp có cơ hội dẫn đầu so với các nhà cung cấp bao bì dây chuyền lạnh khác đang cố gắng cạnh tranh.
Có thể nói sự bền vững không còn mang tính lý thuyết mà là vấn đề cần thực hiện. ESG và phát triển bền vững cần thực tế và là chiến lược không thể thiếu đối với hoạt động của tổ chức. Mặc dù không dễ dàng thay đổi nhưng phát triển bền vững đem lại nhiều lợi ích hơn những gì mọi người có thể tưởng tượng.