• Nghề Nghiệp
  • Phát Triển Bản Thân
  • Tổng Hợp

Green Edu

Green Edu

Tìm Hiểu 10 Điều Tạo Nên Nhà Quản Lý Tốt Nhất Tại Google

Tháng 7 26, 2023 by thuthuy

Google đã thất bại trong việc cố gắng chứng minh rằng các nhà quản lý không quan trọng. Thay vào đó, họ đã phát hiện ra 10 đặc điểm của những người quản lý giỏi nhất. Hy vọng thông qua khám phá về định nghĩa nhà quản lý giỏi nhất của Google, bạn sẽ hình dung đúng về chân dung nên có về người quản lý.

Vào năm 2002, hoạt động ban đầu của dự án Oxygen bao gồm một thử nghiệm cấp tiến – chuyển sang một tổ chức phẳng mà không có bất kỳ người quản lý nào. Thử nghiệm là một thảm họa, chỉ sau  vài tháng, khi gã khổng lồ này phát hiện ra các nhân viên bị bỏ lại mà không hề có định hướng hay hướng dẫn nào về những câu hỏi và nhu cầu cơ bản nhất của họ.

Không nản lòng, Google chuyển hướng nghiên cứu  câu hỏi đặt ngược vấn đề – rằng: Hành vi phổ biến của những nhà quản lý tài giỏi tại Google là gì? Một danh sách gồm tám thuộc tính, được xác minh về mặt định lượng và chất lượng theo nhiều cách được liệt kê. Họ đã công bố những phát hiện đó vào năm 2010 cho tổ chức của mình để tiếp thu và sử dụng.

Laszlo Bock (lúc đó là Phó Giám đốc phụ trách hoạt động của Google) nói với The New York Times, “Chúng tôi đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng của người quản lý với 75% những người quản lý có hiệu suất kém nhất trước đó”. Google đã phân tích sâu hơn và bổ sung thêm hai thuộc tính nữa vào danh sách.

10 đặc điểm tạo nên nhà quản lý tốt nhất – Theo kết quả nghiên cứu của Google:

Mục Lục Bài Viết

  • 1. Hãy là một huấn luyện viên giỏi
  • 2. Trao quyền cho cấp dưới và không quản lý vi mô
  • 3. Tạo ra một môi trường làm việc nhóm lành mạnh
  • 4. Làm việc hướng đến kết quả và tính hiệu suất
  • 5. Là một người giao tiếp tốt – biết cách lắng nghe và chia sẻ thông tin
  • 6. Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng
  • 7. Hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp và nâng cao hiệu suất.
  • 8. Có kỹ năng chuyên môn quan trọng để tư vấn cho nhóm
  • 9. Hợp tác với các đội nhóm khác
  • 10. Là người quyết đoán

1. Hãy là một huấn luyện viên giỏi

Bạn một là quan tâm hoặc hai là không quan tâm đến nhân viên của mình. Không có việc “lỡ cỡ”. Nếu bạn quan tâm, bạn sẽ đầu tư thời gian và nhiệt huyết để giúp nhân viên của mình trở thành phiên bản tốt hơn của chính họ. Điều đó chiếm 50% cốt lõi đầu tiên trong việc trở thành một huấn luyện viên giỏi. 50% còn lại, bạn phải là người hỗ trợ, không phải là người sửa lỗi. Đặt những câu hỏi hay, đừng chỉ đưa ra câu trả lời. Mở rộng cách nhìn của đồng nghiệp thay vì đưa lời khuyên cho họ. Nghe có vẻ đơn giản hóa quá mức nhưng sự thật là vậy đấy.

2. Trao quyền cho cấp dưới và không quản lý vi mô

Không ai thích bị quản lý chặt chẽ. Nghiên cứu từ chuyên gia trao quyền Gretchen Spreitzer (Đại học Michigan) cho thấy những nhân viên được trao quyền có sự hài lòng với công việc và cam kết với tổ chức cao hơn. Điều này làm giảm tỷ lệ nhân viên rời công ty, tăng hiệu suất và động lực. Ngoài ra, những người giám sát trao quyền được coi là có ảnh hưởng và truyền cảm hứng hơn đối với cấp dưới của họ.

3. Tạo ra một môi trường làm việc nhóm lành mạnh

Sự hoàn thành của cá nhân thường là một nỗ lực chung. Mọi người nhận được niềm vui to lớn khi góp phần vào chiến thắng của cả nhóm. Các nhà quản lý tốt nhất tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thần đồng đội và sự hỗ trợ lẫn nhau. Và nhân viên sẽ đáp lại những người quản lý biết quan tâm đến chiến thắng theo cách hỗ trợ hạnh phúc của nhân viên.

4. Làm việc hướng đến kết quả và tính hiệu suất

Hãy coi trọng năng suất của nhân viên và cung cấp cho họ các công cụ để làm việc hiệu quả, giữ số lượng quy trình ở mức tối thiểu.

5. Là một người giao tiếp tốt – biết cách lắng nghe và chia sẻ thông tin

Vấn đề lớn nhất của giao tiếp là tự nhận rằng thông tin truyền đạt một cách hiệu quá. Giao tiếp hiệu quả thường không xảy ra do thiếu sự lắng nghe và chia sẻ của cả người nói và người nghe. Bước đầu tập trung vào giao tiếp chính  là đủ quan tâm để lắng nghe. Cựu Giám đốc điều hành của Procter & Gamble A.G. Lafley từng nói rằng,công việc của anh ấy  90% là giao tiếp – đặc biệt là truyền đạt thông tin cho cấp dưới.

6. Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng

Không có phương hướng hoạt động cụ thể, các nhân viên sẽ không biết mục tiêu họ cần đạt được cũng như cách đạt được chúng. Hãy cùng với các nhân viên của  mình xây dựng tầm nhìn và chiến lược, đừng chỉ giao hết việc cho họ. Có như vậy, khi mục tiêu được đặt ra, tất cả mọi người sẽ đồng thuận với nó.

7. Hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp và nâng cao hiệu suất.

Các nhà quản lý giỏi thường quan tâm đến sự nghiệp và sự phát triển của mọi người cũng như quan tâm đến sự nghiệp của chính họ. Mọi người luôn cần biết những đánh giá và bạn phải cung cấp cho họ.

Con người không làm việc để đạt được 20% lợi nhuận và theo đuổi giá trị vật chất đơn thuần. Họ làm việc để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ, và ý nghĩa đến từ sự trưởng thành và phát triển cá nhân.

8. Có kỹ năng chuyên môn quan trọng để tư vấn cho nhóm

Google muốn các nhà quản lý của mình có các kỹ năng kỹ thuật chính (như viết mã, v.v.) để họ có thể chia sẻ trải nghiệm “đã ở đó, đã làm được”. Vì vậy, hãy xây dựng kiến ​​thức chuyên môn cốt lõi của bạn, cập nhật các xu hướng của ngành và đọc mọi thứ bạn có thể.

9. Hợp tác với các đội nhóm khác

Trong một thế giới kinh doanh toàn cầu và tách biệt, kỹ năng hợp tác là rất cần thiết. Sự hợp tác xảy ra khi mỗi thành viên trong nhóm cảm thấy có trách nhiệm và sự phụ thuộc lẫn nhau với các đồng đội. Không có gì phá hoại một nhóm hơn là một nhà lãnh đạo không sẵn sàng cộng tác. Điều giết chết văn hóa, tính hiệu suất… đó chính là tư tưởng “việc này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chúng tôi” của nhà lãnh đạo.

10. Là người quyết đoán

Đối lập với quyết đoán là sự do dự, điều khiến cho tổ chức bị tê liệt tạo ra sự nghi ngờ, không chắc chắn, thiếu tập trung và thậm chí là oán giận. Quyết đoán đến từ cảm giác tự tin mạnh mẽ và niềm tin với quyết định của mình, ngay cả khi được chứng minh là sai, nhưng vẫn tốt hơn là không có.

Bài Viết Liên Quan

Án Treo Giò Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả Đối Với Cầu Thủ
Thẻ Vàng Trong Bóng Đá Là Gì? Khám Phá Quy Định Về Thẻ Vàng
Luật Bàn Thắng Vàng Là Gì? Hành Trình Của Luật Bàn Thắng Vàng

Danh Mục: Tổng Hợp

Bài viết trước: « Tổng Quan Về Bộ Tiêu Chí Phát Triển Bền Vững Của Việt Nam
Bài viết tiếp theo: TOP 3 Xu Hướng Khởi Nghiệp Xanh Tại Việt Nam Hiện Nay »

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Án Treo Giò Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả Đối Với Cầu Thủ
  • Thẻ Vàng Trong Bóng Đá Là Gì? Khám Phá Quy Định Về Thẻ Vàng
  • Luật Bàn Thắng Vàng Là Gì? Hành Trình Của Luật Bàn Thắng Vàng
  • Khám Phá Luật Bóng Đá 11 Người Cơ Bản Không Phải Ai Cũng Biết
  • Các Bước Thực Hiện Sút Xoáy Như Một Cầu Thủ Chuyên Nghiệp

Danh mục

  • Giáo Dục
  • Nghề Nghiệp
  • Phát Triển Bản Thân
  • Tổng Hợp

Quảng Cáo

Footer

Bài viết mới

  • Án Treo Giò Là Gì? Nguyên Nhân Và Hậu Quả Đối Với Cầu Thủ
  • Thẻ Vàng Trong Bóng Đá Là Gì? Khám Phá Quy Định Về Thẻ Vàng
  • Luật Bàn Thắng Vàng Là Gì? Hành Trình Của Luật Bàn Thắng Vàng
  • Khám Phá Luật Bóng Đá 11 Người Cơ Bản Không Phải Ai Cũng Biết
  • Các Bước Thực Hiện Sút Xoáy Như Một Cầu Thủ Chuyên Nghiệp

Danh mục

  • Giáo Dục
  • Nghề Nghiệp
  • Phát Triển Bản Thân
  • Tổng Hợp

Green Edu: tiên phong tiếp nhận các nguồn tri thức trong và ngoài nước từ đó tạo ra những trải nghiệm

  • 15 Tú Xương, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
  • Mã số thuế: 0315283305
  • facebook.com/greenedu.vn
  • linkedin

Copyright © 2025 · Green Edu