Ai trong chúng ta cũng mưu cầu hạnh phúc. Thế nhưng đôi khi chúng ta cố gắng nỗ lực dường nào thì hạnh phúc mãi chẳng trong tầm tay. Phải chăng chúng ta đã hiểu sai và định nghĩa sai về khái niệm hạnh phúc? Trong khóa học Khoa học về Hạnh phúc, giáo sư Laurie Santos đã bật mí những quan niệm sai lầm về hạnh phúc, những lầm tưởng và ảo tưởng của con người và phân tích lý giải chúng dưới lăng kính khoa học thần kinh và não bộ. Khóa học đã đem lại rất nhiều khoảnh khắc “aha moment” , “té ra là thế” cho những người vẫn luôn đau đáu – Hạnh phúc tìm ở nơi đâu?
Sau đây là tổng hợp 5 điều thú vị rút ra từ khóa học về hạnh phúc được ghi chép và tóm tắt lại bởi chị Soma Mia
Mục Lục Bài Viết
Kindness: việc tử tế
Dù bé nhỏ nhưng bạn ơi, đừng đợi tới khi thật sự giàu có dư thừa tiền bạc, của cải đủ đầy mới giúp đỡ người khác. Theo nghiên cứu của Liz Dunn trong cuốn Happy Money, việc bạn dùng ít hay nhiều tiền để giúp đỡ người khác đều có mức độ hạnh phúc như nhau! Và hạnh phúc hơn nữa chính là việc bạn sử dụng số tiền đó cho bản thân mình. Cô ấy cũng có 1 bài Ted và 1 bài báo trên New York Times “Don’t Indulge. Be happy” khá thú vị.
Tips: Việc tử tế bạn làm nên kết hợp cùng cộng đồng của bạn, bạn hiểu rõ những tác động đó sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn việc chỉ đơn giản gửi tiền cho một tổ chức từ thiện nổi tiếng.
Social connection: Kết nối xã hội
Não bạn vẫn nhầm tưởng thời gian ở một mình sẽ làm bạn hạnh phúc hơn nhưng các nghiên cứu của các nhà tâm lý đều chứng minh điều ngược lại. Nicholas Epley đã có những dữ liệu chứng minh cho điều này, nên bạn muốn hạnh phúc hơn thì nên chủ động làm quen với người lạ trên tàu, sân ga, phòng chờ khám bệnh … Não bạn tưởng người kia sẽ không thích nhưng sự thật thì ngược lại. Tìm đọc thêm cuốn Mindwise của anh ấy & cũng có vài clip trên youtube về các thí nghiệm tâm lý này.
Hạnh phúc là một dạng mood nên bạn phải liên tục hành động để có được mood này nếu bạn thật sự muốn hạnh phúc hơn. Mood không tồn tại mãi mã.
Time affluence: sung túc về mặt thời gian
Là cảm giác bạn có đủ thời gian để bạn làm những việc bạn thật sự muốn làm bao gồm cả việc không làm gì mà không thấy bị mắc kẹt trong thời gian.
Với điều này, có khá nhiều nghiên cứu về việc bạn ưu tiên có nhiều tiền hay có nhiều thời gian. Đơn cử như Whillans 2016, Hershfield 2016 hay Mogilner 2010 đều có bằng chứng thực tế nếu bạn ưu tiên thời gian bạn sẽ hạnh phúc hơn mặc dù tới 63% người được hỏi trả lời rằng họ ưu tiên kiếm nhiều tiền.
Có 1 nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, khi bạn kiếm đến 1 khoản thu nhập nhất định là 75.000$/năm thì dù thu nhập của bạn có tăng lên bao nhiêu bạn cũng không cảm thấy hạnh phúc hơn. Do đó những ai tăng lương cũng chỉ hạnh phúc một thời gian ngắn sau đó lại muốn lương mình tăng tiếp (thường là 1.4 lần mức hiện có). Dùng tiền vào trải nghiệm sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn khi dùng số tiền đó để mua 1 món đồ xa xỉ.
Mind control: kiểm soát tâm trí
Chúng ta hay nghĩ ra ngoài những thứ chúng ta đang thực hiện ở tại đây & bây giờ như nghĩ về quá khứ, tương lai, ngồi học nghĩ về món ăn, ngồi ăn nghĩ về người yêu … Thuật ngữ gọi trạng thái đó là Mind Wandering (tạm dịch: Tâm lang thang)
Theo nghiên cứu của Killingsworth & Gibert 2010, có đến 46.9% thời gian chúng ta để cho tâm lang thang, khi làm việc thì tỷ lệ này là 30%. Suy nghĩ lang thang là do trong não có 1 cơ chế tự động (default mode network), và khi mà chúng ta thiền định (mediation) có thể giúp tắt chế độ này.
Có khá nhiều nghiên cứu về tác dụng của thiền tác động tới não bộ giúp chúng ta tập trung hơn vào “here and now” đã được chứng minh (Hedy Kober). Bạn chỉ cần thực hành thiền 20-30 phút mỗi ngày trong vòng 8 tuần, bạn sẽ tăng cảm xúc tích cực (Fredrickson 2008), giảm stress (Holze 2011), tăng điểm số và có các mối quan hệ thân thiết hơn (Hutcherson 2008).
Trong nội dung học Laurien cũng giới thiệu 3 kỹ thuật thiền trong 1 nghiên cứu (ngoài ra có rất nhiều kỹ thuật thiền khác mà bạn nên thử để chọn cho mình kỹ thuật phù hợp):
– Tập trung vào 1 thứ như hơi thở
– Suy nghĩ về 1 điều tích cực mà bạn mong muốn như giấc mơ, hy vọng, người bạn yêu thương …
– Quan sát những suy nghĩ tới rồi đi
Trên điện thoại có app Headspace cũng khá hay. Bạn có thể tải về để áp dụng cho chính mình. Ngoài ra, từ tên các nhà nghiên cứu bạn có thể search thêm trên youtube để nghe chính họ diễn giải về các nghiên cứu của mình.
Healthy practices: luyện tập lành mạnh
“Một tâm hồn mạnh mẽ luôn nằm trong cơ thể khỏe mạnh”.
Mỗi người nên có thói quen để có một cơ thể khỏe mạnh từ đó sẽ có nhiều trải nghiệm hạnh phúc. Bạn có thể bắt đầu từ việc chú trọng vào giấc ngủ và tập thể dục. Ngoài ra, ăn uống cũng là một nền tảng quan trọng không kém góp phần cho sức khỏe của bạn trở nên bền vững.
Các nhà khoa học đã chứng minh bạn chỉ cần tập thể dục 3 lần/tuần, mỗi lần 30 phút trong vòng 16 tuần thì khả năng phục hồi sức khỏe tinh thần của bạn cao hơn việc bạn dùng thuốc
Bên cạnh đó, nếu có thói quen tập thể dục sẽ giúp cho bạn tăng khả năng nhận thức. Về giấc ngủ có hẳn 1 cuốn sách Why we sleep về những nghiên cứu của Walker chứng minh nếu bạn ngủ đủ sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ, tăng sức đề kháng, bảo dưỡng hệ miễn dịch … Nếu thiếu ngủ sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả khó chữa.
Trong nội dung bài học Laurie đã nói giấc ngủ & tập thể dục là những viên thuốc miễn phí chữa được bách bệnh – các sách về sức khỏe mình đọc cũng khẳng định điều này.
Tìm nghe thêm về Why we sleep trên youtube bạn sẽ thấy giấc ngủ là nền tảng quan trọng nhất cho sức khỏe của con người Vậy nên ai muốn khỏe mạnh thì cần ngủ đủ ít nhất 7 tiếng/đêm.