Thế giới đang dần đối mặt với vô số thách thức về môi trường và xã hội. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư mong đợi các tập đoàn “làm điều đúng đắn” và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đây chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility)
Các nhà đầu tư đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy công ty trở thành những công dân doanh nghiệp tốt hơn. Nhóm đối tượng này (bao gồm những người trong chúng ta đóng góp tiền hưu vào các công ty) cần biết gì về trách nhiệm xã hội? Và tại sao CSR lại là vấn đề cần quan tâm?
Mục Lục Bài Viết
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì?
Nhà văn và nhà kinh tế học Hoa Kỳ Howard Bowen được xem là “người sáng lập” CSR. Năm 1953, ông nêu ra định nghĩa về trách nhiệm xã hội như sau:
“Nghĩa vụ của nhà kinh doanh trong việc theo đuổi và thực thi các chính sách, đưa ra quyết định, hoặc tuân theo các đường lối hành động dẫn đến các mục tiêu và giá trị của xã hội”.
Khái niệm này trở nên phổ biến tại Mỹ vào những năm 1970, đặc biệt là sau khi Ủy ban Phát triển Kinh tế Hoa Kỳ vào năm 1971 lưu ý rằng có một “hợp đồng xã hội” giữa doanh nghiệp và xã hội. Cụ thể là:
“Doanh nghiệp đang được yêu cầu đảm nhận những trách nhiệm rộng lớn hơn đối với xã hội và đem đến nhiều giá trị nhân văn hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh đang được yêu cầu đóng góp nhiều hơn vào chất lượng cuộc sống của người Mỹ thay vì chỉ cung cấp dịch vụ.
Nói cách khác, ngày càng có nhiều người chấp nhận ý kiến rằng các công ty chỉ đóng thuế là không đủ. Để có được “giấy phép xã hội”, các công ty cũng nên làm những điều tích cực trong xã hội.
Vào giữa những năm 1990, thuật ngữ “three bottom line” được tác giả và cố vấn Hoa Kỳ John Elkington đưa ra. Theo như ông mô tả: Đây là một khuôn khổ bền vững thể hiện các tác động xã hội, môi trường và kinh tế của một công ty.
Đầu tư vào CSR và ESG
Gần đây, thuật ngữ môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đã trở nên phổ biến hơn.
Mặc dù ESG và các nghĩa vụ tương tự không bắt buộc về mặt pháp lý đối với hầu hết các công ty, nhưng nhiều nhà đầu tư xem các chính sách tốt trong lĩnh vực này là một dấu hiệu cho thấy công ty có vị thế tốt trong tương lai.
Một số vấn đề phổ biến mà nhiều nhà đầu tư quan tâm bao gồm:
- Carbon footprint (Dấu chân carbon) của một công ty
Carbon footprint hay dấu chân carbon là tổng lượng khí nhà kính (chủ yếu là carbon dioxide) được tạo ra bởi các hành động của con người và thải trực tiếp vào khí quyển.
- Sử dụng hóa chất độc hại
- Chuỗi cung ứng
- Công bằng việc làm
- Hòa nhập xã hội
- Sự tham gia của cộng đồng
- Hội đồng quản trị đa dạng.
Đối với nhiều nhà đầu tư, ESG về cơ bản liên quan đến cách một công ty phục vụ môi trường, người lao động, cộng đồng, khách hàng và cổ đông.
Vì sao một số công ty lại theo đuổi mục tiêu CSR
Một nghiên cứu gần đây đã đặt ra câu hỏi: tại sao một số công ty lại phớt lờ một số vấn đề trong khi lại quá chú trọng đến những mục tiêu khác?
Các công ty có thể phân loại thành 6 nhóm riêng biệt: tiên phong CSR, cơ hội, chung chung, tối giản, chuyên gia và tụt hậu. Một số doanh nghiệp chủ động theo đuổi các mục tiêu CSR nhằm giải quyết các mối quan tâm của các bên liên quan, ngay cả khi không có nhiều áp lực từ các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư quan tâm đến các vấn đề một cách bao quát sẽ có cam kết cụ thể đối với các mục tiêu CSR. Tuy nhiên, họ không thực sự ưu tiên bất kỳ một lĩnh vực nào.
Nhưng nếu công ty chỉ theo đuổi mục tiêu CSR về một số vấn đề trong khi những vấn đề khác đều ở dưới mức trung bình của ngành hoặc quốc gia, thì công ty này có thể là “kẻ cơ hội” CSR.
Các công ty hưu bổng lớn và các chuyên gia đầu tư thường có các nhóm nghiên cứu chuyên môn để xác định công ty nào có thành tích tốt về CSR. Có một giới hạn về số tiền mà một nhà đầu tư cá nhân có thể mong đợi để tự mình tìm hiểu về các công ty mà họ đầu tư.
Cách nghiên cứu các công ty và hồ sơ trách nhiệm xã hội
Có thể nói mong đợi các cá nhân tự mình đi theo CSR một cách thành thạo là điều thiếu thực tế. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thử bằng cách tìm kiếm trong nguồn tham khảo của mình (nghĩa là trang web hoặc ứng dụng mà bạn quản lý các khoản đầu tư của mình) để biết thông tin ESG về các công ty khác nhau.
Tìm kiếm trên Internet để có thêm thông tin bạn cần. Các kênh social media sẽ tiết lộ các vấn đề liên quan đến công ty bạn đầu tư, xung quanh những điều cần xem xét như bảo vệ môi trường, quyền của người bản địa, công bằng xã hội, quyền của người lao động, nhân quyền hay quản trị công ty.
Ngoài ra, bạn còn nắm được thông tin về người điều hành công ty? Ai là người trong hội đồng quản trị? Bằng cách tìm kiếm tên của họ và, bạn sẽ biết mình có hài lòng với những gì bạn tìm thấy hay không.
Để đánh giá các vấn đề CSR, hãy xem qua các báo cáo hàng năm gần đây của công ty. Tìm kiếm các chương có tiêu đề như báo cáo phát triển bền vững, báo cáo tác động xã hội hoặc báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhờ vào các áp lực từ nhà đầu tư, hầu hết các công ty sẽ nỗ lực và có trách nhiệm với xã hội hơn.
Nhưng hãy cẩn thận với những vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh vì bạn cần thực hiện marketing khéo léo. Một số công ty có thể không nói thật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ví dụ, họ có thể đã cải thiện hồ sơ môi trường của mình nhưng lại có hành động làm ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định nguyên nhân và hậu quả của tình trạng CSR thiếu nhất quán. Tình trạng này có thể đến từ các hoạt động thiếu trách nhiệm của một công ty trong một lĩnh vực này, ảnh hưởng dây chuyền đến minh chứng trách nhiệm xã hội của công ty trong lĩnh vực khác.
Trong trường hợp xấu nhất về phát triển bền vững, bạn có thể thông báo cho cộng đồng nhà đầu tư và cùng nhau bán cổ phiếu để giữ cho công ty trong tầm kiểm soát. Mặc dù giá cổ phiếu có thể thể hiện sự không hài lòng của bạn.
Tiếng nói của bạn có thể là một trong những yếu tố tạo nên sức sống và tạo áp lực cho công ty để làm tốt hơn, cũng như thực hiện các hành động hướng đến môi trường.