Không thể phủ nhận vai trò to lớn của Business Analyst (BA) đối với công ty, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và bùng nổ công nghệ. Nhờ có sự đóng góp của họ, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định quan trọng cũng như cải thiện các quy trình làm việc, từ đó tăng hiệu quả giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty và cuối cùng đem lại lợi nhuận cao hơn. Chính vì thế nhu cầu nhân lực cho vị trí BA và các vị trí liên quan khác dự đoán sẽ vô cùng lớn. Trong bài viết dưới đây, Green Edu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản cho những ai mong muốn tìm hiểu về nghề BA cũng như các kỹ năng để phát triển sự nghiệp.
“Theo thống kê từ Glassdoor (thời điểm tháng 09/2021), mức lương trung bình cho các BA ở Mỹ là $77.218/ năm, Senior BA là $101,278/năm, và BA IV là $109,969/năm. Còn tại Việt Nam, dựa vào kết quả khảo sát của VietnamSalary (thời điểm tháng 09/2021) thì mức lương trung bình của BA là 16,7 triệu/tháng và mức lương cao nhất lên đến 45 triệu/ tháng. Và trong năm 2021-2022, Việt Nam cần đến 450,000 nhân lực trong mảng các ngành liên quan đến CNTT.
Mục Lục Bài Viết
Nghề Business Analyst (BA) là làm gì?
Business Analyst chính là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp tổ chức đưa ra những quyết định quan trọng cũng như cải thiện các quy trình làm việc, từ đó tăng hiệu quả giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty và cuối cùng đem lại lợi nhuận cao hơn.
Họ chính là cầu nối giữa các nhóm kinh doanh và nhóm công nghệ. BA là người sử dụng công cụ và kỹ năng phân tích để đánh giá quy trình, xác định yêu cầu, cung cấp các giải pháp theo hướng dữ liệu và tạo báo cáo cho giám đốc điều hành và các bên liên quan. Họ hợp tác chặt chẽ với nhóm công nghệ để nâng cao chất lượng của các dịch vụ được cung cấp đồng thời hỗ trợ tích hợp và thử nghiệm các giải pháp mới.
Vai trò của Business Analyst như một chiếc “cầu nối”!
Theo Viện Phân tích kinh doanh quốc tế IIBA- một trong những hiệp hội chuyên nghiệp lớn nhất dành cho BA có ghi rõ định nghĩa về hoạt động chính của BA là “tạo điều kiện thay đổi trong doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan”.
Nhiệm vụ chính của Business Analyst là gì?
BA là người chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, khơi gợi nhu cầu thực tế của các bên liên quan để xác định các vấn đề và nguyên nhân cơ bản. Các hoạt động chính mà các BA thực hiện bao gồm:
- Xác định và ưu tiên các nhu cầu và yêu cầu về chức năng và kỹ thuật của tổ chức để đưa ra các giải pháp tối ưu
- Hiểu và thu nhập các yêu cầu kinh doanh từ khách hàng và các bên liên quan
- Tương tác với nhóm phát triển để thiết kế giải pháp giải quyết một vấn đề cụ thể
- Chủ động cung cấp phản hồi về bố cục của ứng dụng phần mềm và triển khai các tính năng mới được thiết kế mà doanh nghiệp cần
- Tiến hành các cuộc họp thường xuyên với các bên liên quan và khách hàng để thảo luận về các vấn đề và giải pháp kinh doanh.
- Lập tài liệu và xây dựng các hình ảnh trực quan hóa dữ liệu để truyền đạt tất cả các phát hiện của dự án
- Sử dụng SQL và Excel để phân tích các tập dữ liệu lớn
- Biên dịch biểu đồ, bảng và các yếu tố khác của trực quan hóa dữ liệu
- Tạo các mô hình tài chính để hỗ trợ các quyết định kinh doanh
- Hiểu các chiến lược, mục tiêu và yêu cầu kinh doanh
- Lập kế hoạch kiến trúc doanh nghiệp (cấu trúc của một doanh nghiệp)
- Dự báo, lập ngân sách và thực hiện cả phân tích phương sai và phân tích tài chính
Viết Requirement là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của một Business Analyst!
Vậy Business Analyst cần có những kỹ năng gì?
Để thực hiện thành công các nhiệm vụ đã đề cập, bạn phải có một bộ kỹ năng kỹ năng nhất định. Dưới đây là những kỹ năng hàng đầu bạn cần để trở thành một BA:
Nhóm kỹ năng kỹ thuật
- Quản lý kinh doanh:
Đầu tiên và quan trọng nhất đó là bạn cần hiểu rõ về các nguyên tắc kinh doanh chung. Bắt đầu bằng việc hệ thống CNTT và quy trình kinh doanh được kết hợp với nhau và mở rộng sang tất cả các nguyên tắc cơ bản khác của việc điều hành một doanh nghiệp như lập ngân sách, phân tích chi phí – lợi ích, biểu đồ tổ chức, phương sai phân tích, quan hệ khách hàng, v.v. – và cuối cùng đưa ra thông báo chiến lược kinh doanh như thế nào. - Công nghệ:
Sự hiểu biết của BA về công nghệ phải toàn diện, bao gồm sự quen thuộc với cách máy tính hoạt động và các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin và hệ thống kỹ thuật. Bạn cũng cần phải thành thạo Microsoft Office – đặc biệt nhất là Excel, SharePoint và tạo lưu đồ Visio,Perl, VBScript và đặc biệt là SQL. - Phân tích dữ liệu:
Ngoài việc có các kỹ năng phân tích dữ liệu chung như Excel và SQL nâng cao, các công cụ mô hình hóa và trực quan hóa như Tableau, các ngôn ngữ và công cụ lập trình như Python, BA cũng phải thoải mái với tất cả các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu và phân tích dữ liệu vì nó áp dụng cho quản lý doanh nghiệp. Điều này bao gồm viết các yêu cầu (requirement), thực hiện phân tích hướng đối tượng, phân tích khoảng cách và các loại phân tích thống kê khác nhau, tạo các dự báo quản lý rủi ro và dự báo tài chính cũng như chạy thử nghiệm để xác nhận thông tin. - Tài liệu hóa hướng dẫn hệ thống:
Liên quan chặt chẽ đến phân tích dữ liệu là các hoạt động tổ chức và tài liệu hỗ trợ quá trình đó. Một số loại tài liệu mà bạn sẽ thực hiện chẳng hạn như yêu cầu kinh doanh (BRD – Business Require Document) và nhiều tài liệu đặc tả kỹ thuật khác, bản đề xuất, kế hoạch và báo cáo phân tích dựa trên nghiên cứu của bạn.
Nhóm kỹ năng mềm mà Business Analyst cần có
- Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề:
Một trong những đặc thù của vị trí này là tìm kiếm các giải pháp không rõ ràng ngay lập tức.Trên thực tế, phương pháp sử dụng để phát hiện ra giải pháp hoặc thậm chí để xác định vấn đề thường cũng không rõ ràng. Cần có tư duy mạch lạc và khả năng sáng tạo để có thể hiểu và định hình vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp thỏa mãn cho tất cả các bên liên quan. - Tổ chức và quản lý thời gian:
Một công việc phức tạp như BA sẽ đòi hỏi bạn kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian xuất sắc. Thời gian biểu của người làm nghề BA luôn khác nhau, thậm chí thay đổi hàng ngày, hàng tuần. Giữ cân bằng cho cuộc sống của bạn là điều quan trọng để thực hiện tốt công việc này. - Kỹ năng giao tiếp:
Vai trò của BA đòi hỏi khả năng đối thoại với tất cả các bên liên quan, do đó đòi hỏi kỹ năng lắng nghe tuyệt vời và biết cách đặt câu hỏi phù hợp. Bạn cũng sẽ cần kỹ năng thuyết trình để truyền đạt nhu cầu cho các nhà phát triển, thành viên trong nhóm, khách hàng, lãnh đạo. Mỗi đối tượng đòi hỏi bạn phải biết chuyển ngữ, nói cùng ngôn ngữ với họ để hỗ trợ các bên nắm được thông tin cần thiết - Đàm phán:
Trong bối cảnh hướng tới tầm nhìn chung lớn hơn và quản lý rủi ro trong kinh doanh thì BA là người chịu trách nhiệm tư vấn và đưa ra các đề xuất tốt nhất. Đó là một thách thức không nhỏ đối với BA. Kỹ năng đàm phán của BA sẽ giúp các bên đưa ra các thỏa hiệp trong trường hợp các bên liên quan nhất định cần phải từ bỏ một số thứ để đạt được đích đến cuối cùng. - Ngoại ngữ:
Tiếng Anh trở thành điều bắt buộc để bạn có thể hiểu được yêu cầu của khách hàng, tài liệu hoá theo yêu cầu. Cũng nhờ tiếng Anh, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin có nguồn gốc từ nước ngoài, tăng thêm kiến thức của mình. Biết thêm ngoại ngữ thứ 2 có thể là lợi thế nếu bạn là BA của đúng thị trường nói ngoại ngữ thứ 2 của mình. Ví dụ, khi bạn tham gia vào thị trường Nhật, Hàn, tiếng Nhật và Hàn sẽ là lợi thế rất lớn bởi khách hàng ở những nước này ít dùng đến tiếng Anh.
Lời kết
Để trở thành một BA thì có rất nhiều kỹ năng được đề cập ở trên. Bạn có thể bắt đầu bằng cách khám phá những cách bạn có thể củng cố bộ kỹ năng của mình. Chương trình Phát triển bản thân cùng BA của Green Edu có thể cung cấp cho bạn không chỉ kiến thức về nghề BA mà còn có cả các nhóm kỹ năng mềm bổ trợ giúp bạn trở thành một BA hạnh phúc. Đối tác chiến lược cùng đồng hành với Green Edu là đơn vị MentorMe. Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về khóa học.