Một trang trại thành công không chỉ cung ứng thực phẩm cho thị trường mà còn bền vững về phương diện môi trường lẫn tài chính. Vị trí Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp là một trong 9 vai trò thiết yếu của một trang trại. Tìm hiểu về 9 vai trò này tại đây.
Mục Lục Bài Viết
Tại sao vị trí Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp lại quan trọng
Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp là kỹ thuật viên được đào tạo về chuyên môn. Họ làm việc tại các nông trại hoặc các đơn vị thiết bị nông nghiệp. Họ sửa chữa và bảo trì thường xuyên các loại máy móc và hệ thống.
Khi trang trại mở rộng quy mô, nhu cầu sử dụng máy móc phức tạp với năng suất lớn cũng tăng lên. Ngay tại các trang trại vừa và nhỏ, thâm canh nông nghiệp đòi hỏi ứng dụng công nghệ phù hợp. Nông dân ngày nay sử dụng máy kéo tích hợp có thể hỗ trợ ủ phân compost, đào ao, thu hoạch, … Các thiết bị khác như hệ thống tưới tiêu, hệ thống cảm biến lưới điện, nhà xưởng sau thu hoạch, … đều cần được bảo dưỡng.
Do đó, nhiều nông trại ngày nay tuyển dụng Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp để có thể xử lý hệ thống máy móc kịp thời. Tại các đơn vị thiết bị nông nghiệp, thợ cơ khí sẽ chủ yếu làm việc với các máy móc được mang đến để sửa chữa. Trong mùa gieo trồng và thu hoạch, thợ máy có thể bận hơn khi phải đến trang trại để xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Công việc cụ thể của Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp là gì?
Một Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp cần có kiến thức sâu rộng về các loại máy móc và chức năng của chúng. Họ cần biết cách tháo lắp các loại máy và xác định các bộ phận có vấn đề. Họ là người xử lý vấn đề và tiết kiệm chi phí cho trang trại.
Công việc chính của Thợ cơ khí tại trang trại
- Bảo trì, sửa chữa và đại tu máy móc, động cơ và phương tiện nông nghiệp.
- Tháo dỡ máy móc bị lỗi để sửa chữa bằng các công cụ cầm tay.
- Ghi chép nhật ký công việc. Kiểm tra và lập danh sách thiết bị tại trang trại.
- Lắp ráp lại máy móc và thiết bị sau khi sửa chữa. Vận hành thử nghiệm và điều chỉnh nếu cần.
- Làm sạch và bôi trơn các bộ phận máy móc.
- Kiểm tra và thay thế các bộ phận điện và hệ thống dây điện, hệ thống cảm biến.
- Kiểm tra thiết bị, đọc báo cáo chẩn đoán và trao đổi với khách hàng để xác định vấn đề.
Một thợ cơ khí lành nghề là điểm tựa đáng tin cậy của trang trại. Họ biết nơi đặt hàng các bộ phận máy trong trường hợp cần thay thế. Họ hiểu tính tình của những máy móc cũ để kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. Người Kỹ sư Cơ khí đảm bảo máy móc được giữ sạch, tra dầu và hoạt động ổn định.
Các nhiệm vụ khác của Thợ cơ khí tại trang trại
- Bảo trì cơ sở vật chất tại trang trại (vườn ươm, nhà xưởng, hệ thống tưới tiêu, …).
- Chế tạo và lắp đặt các thiết bị mới, sử dụng máy khoan ép, máy tiện, máy hàn, …
- Vận chuyển các công cụ, vật tư và nông sản bằng xe máy, xe tải hoặc xe máy cày.
- Tính toán chi phí dựa trên thời gian lao động và vật tư đầu vào.
- Tư vấn các phương án khả thi cho Quản lý Trang trại và Kỹ sư Nông học.
Yêu cầu cho vị trí này gồm những gì?
a) Trình độ học vấn:
- Tốt nghiệp tối thiểu cao đẳng điện, cơ khí hoặc các ngành tương đương.
- Kinh nghiệm làm việc tại trang trại, cơ sở sản xuất là một lợi thế.
b) Kiến thức:
- Cơ khí: Kiến thức về máy móc và công cụ bao gồm thiết kế và cách sử dụng. Nắm rõ cách sửa chữa, lắp đặt và bảo trì các loại thiết bị.
- Máy tính và Điện tử: Kiến thức về bảng mạch, bộ xử lý, chip, thiết bị điện tử. Kiến thức về phần cứng và phần mềm máy tính, bao gồm các ứng dụng và lập trình.
- Toán học: Kiến thức nền tảng về số học, đại số, hình học, giải tích, thống kê và các ứng dụng của chúng.
Các kiến thức chuyên ngành sau cũng sẽ bổ trợ cho công việc của một thợ cơ khí tại trang trại:
- Chuỗi cung ứng nông nghiệp: Nắm rõ các mắt xích của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông nghiệp. Chuẩn bị cho nhu cầu kho vận của trang trại.
- Dịch vụ khách hàng: Kiến thức về các nguyên tắc và quy trình cung cấp dịch vụ khách hàng, dịch vụ cá nhân (ADMS, …). Điều này bao gồm: đánh giá nhu cầu, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cho dịch vụ và đánh giá sự hài lòng của khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng & Cải tiến liên tục
- Thiết kế bền vững & Năng lượng tái tạo
- Sức khỏe, An toàn & An ninh
Nhà sáng chế “chân đất” Tạ Đình Huy đã sáng chế ra nhiều chiếc máy đa năng hữu ích trong nông nghiệp. (Nguồn: mayhoaphat.com)
c) Kỹ năng chuyên môn:
- Sử dụng an toàn các dụng cụ cầm tay. Ví dụ bao gồm: máy phay, máy tiện, thiết bị hàn, máy mài, máy cưa, …
- Chế tạo các vật tư đặc biệt để lắp ráp và sửa chữa thiết bị.
- Đọc thông tin kỹ thuật trong sách hướng dẫn, bản thiết kế và sơ đồ liên quan đến máy móc.
- Tháo lắp động cơ khí và dầu. Thay thế hộp số/bộ truyền dẫn và các vật tư khác.
d) Kỹ năng tại nơi làm việc:
- Nền tảng kinh doanh
- Làm việc nhóm
- Thích nghi và linh hoạt
- Lấy khách hàng làm trung tâm
- Lên kế hoạch và tổ chức
- Giải quyết vấn đề và Ra quyết định
- Làm việc với công cụ và công nghệ
- Kiểm tra, khảo sát, giám sát
- Hiểu và thực hành các giải pháp bền vững
e) Kỹ năng cá nhân:
- Giao tiếp hiệu quả
- Chính trực, chuyên nghiệp
- Sáng tạo, thích nghi và linh hoạt
- Độc lập và đáng tin cậy
- Năng lực học tập suốt đời
Mức lương của Kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp trung bình là bao nhiêu?
Tại Mỹ, thợ cơ khí thiết bị nông nghiệp có mức lương trung bình mỗi tháng khoảng 72 triệu đồng. Tùy theo tay nghề, mức lương hằng tháng dao động từ 50 đến 100 triệu đồng. Ở Việt Nam, mức lương cho kỹ sư nông nghiệp tại trang trại dao động từ 7 đến 15 triệu VNĐ/tháng. Một số tin tuyển dụng có thể tham khảo như sau:
- CTCP PHÂN BÓN SÀI GÒN ME KONG yêu cầu thợ cơ khí có kinh nghiệm trên 1 năm ở các xưởng cơ khí hoặc Công ty cơ khí chế tạo thiết bị.
- CTY TNHH THÁI VIỆT SWINE LINE tuyển dụng nhân viên bảo trì trang trại chăn nuôi với nhiệm vụ như kiểm tra máy bơm, máy phát điện, hệ thống khử trùng, v.v.
Tìm hiểu thêm về 9 vai trò cần có trong cơ cấu nhân sự của một trang trại tại đây.