Một trang trại thành công không chỉ cung ứng thực phẩm cho thị trường mà còn bền vững về phương diện môi trường lẫn tài chính. Vị trí Chuyên viên Đào tạo Nông nghiệp là một trong 9 vai trò thiết yếu của một trang trại. Tìm hiểu về 9 vai trò này tại đây.
Mục Lục Bài Viết
Tại sao vị trí Chuyên viên Đào tạo Nông nghiệp quan trọng
Tại các nông trại, việc tuyển dụng nhân viên toàn thời gian hay mùa vụ diễn ra thường xuyên. Do đó, nhân viên cần được đào tạo liên tục, đặc biệt là nhân viên mùa vụ, để bắp nhịp với công việc. Người Chuyên viên Đào tạo Nông nghiệp giúp cải thiện hiệu suất của nhân viên hiện tại, giúp nhân viên mới tăng năng lực và hòa nhập sớm. Điều này giúp trang trại vận hành và kinh doanh ngày càng hiệu quả, không bị tụt lại phía sau đối thủ cạnh tranh.
Quan trọng hơn hết, nguồn nhân lực gắn bó lâu dài với trang trại luôn khan hiếm. Cơ hội phát triển năng lực bản thân là then chốt để hấp dẫn và giữ chân nhân sự. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số, hơn bất kỳ ngành nghề nào khác, nông nghiệp cần chuyển mình. Con người được bồi dưỡng liên tục chính là chìa khóa cho nông nghiệp.
Công việc cụ thể của Chuyên viên Đào tạo Nông nghiệp là gì?
Các nhiệm vụ chính của người Chuyên viên Đào tạo Nông nghiệp bao gồm:
- Hỗ trợ chuẩn bị, xem xét thiết kế khóa học chi tiết. Cải tiến nội dung phiên học để đảm bảo chất lượng, mức độ phù hợp và luồng thông tin logic.
- Hỗ trợ soạn thảo, sửa đổi, hiệu chỉnh các tài liệu đào tạo.
- Thiết kế chương trình đào tạo, phối hợp với các phòng ban xây dựng lịch đào tạo nội bộ.
- Tập huấn theo nhiều cách thú vị, dễ tiếp thu với người học.
- Thực hiện đánh giá trước và sau đào tạo.
- Trực tiếp đào tạo, hoặc hỗ trợ công tác đào tạo cho công nhân viên và công nhật thời vụ.
- Cập nhật và báo cáo kịp thời thông tin và kết quả đào tạo theo yêu cầu.
- Chuẩn bị phòng, tài liệu và các trang thiết bị cần thiết cho buổi đào tạo; hỗ trợ giảng viên trong buổi đào tạo.
- Thực hiện các chương trình đào tạo kĩ thuật hàng tháng.
- Tổ chức trình diễn để thúc đẩy áp dụng các kĩ thuật và các phương pháp canh tác hiệu quả.
- Các trách nhiệm khác theo sự phân công.
Yêu cầu cho vị trí này gồm những gì?
a) Trình độ học vấn:
- Tốt nghiệp đại học về Khoa học Nông nghiệp, Khuyến nông, các chuyên ngành quản trị Nhân sự, Sư phạm hoặc các chuyên ngành liên quan.
b) Kiến thức:
- Thường xuyên cập nhật kinh nghiệm từ các chương trình, ưu tiên và sáng kiến nông nghiệp. Ứng dụng dựa trên mô hình kinh doanh của trang trại
- Có kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình giảng dạy hoặc thiết kế và phát triển khóa đào tạo. Nắm rõ các phương pháp và phương pháp học tập dành cho người lớn.
- Có kinh nghiệm sống tại khu vực làm việc là một lợi thế.
- Có kinh nghiệm làm việc với nhiều bên liên quan. Một số ví dụ gồm: khu vực tư nhân, chính phủ, hợp tác xã kinh doanh nông nghiệp và hiệp hội nông dân.
c) Kỹ năng:
- Khả năng thiết kế chương trình đào tạo dựa trên đánh giá nhu cầu và trình bày dưới dạng MS word và Powerpoint cho nông dân và nhân viên địa phương.
- Có khả năng nói, viết và giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
- Có kinh nghiệm viết báo cáo.
- Tinh thần ham học hỏi, cầu thị
3. Mức lương trung bình của Chuyên viên Đào tạo Nông nghiệp là bao nhiêu?
Mức lương của vị trí này thay đổi dựa theo số năm kinh nghiệm. Cụ thể, tại Mỹ, một Chuyên viên Đào tạo Nông nghiệp có kinh nghiệm dưới 1 năm có thể kiếm được tổng mức thù lao trung bình là 90 triệu VNĐ/tháng. Với mức kinh nghiệm cao hơn từ 5-9 năm, người chuyên viên có thể trở thành Trưởng phòng hoặc Giám đốc Phát triển Nhân lực. Tùy theo quy mô công ty, mức lương thưởng trung bình có thể lên đến 125 triệu VNĐ/tháng (Theo Payscale).
Tại Việt Nam, một số công ty như DALAT HASFARM đặc biệt chú trọng việc đào tạo nhân sự. Nhân viên phòng nhân sự được yêu cầu phải có kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp, có khả năng đào tạo một số kỹ năng mềm.
Tại CTCP CHỨNG NHẬN & KIỂM NGHIỆM FAO VIỆT NAM, người Chuyên gia tư vấn kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ tập huấn cho các ban ngành và khách hàng. Với CTCP DU LỊCH PHÚ THỌ, các kỹ sư ngành Sinh học/ Lâm nghiệp có cơ hội thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học – trung học. Có thể thấy, kiến thức chuyên môn và năng lực đào tạo mở ra nhiều cơ hội cho cả người Chuyên viên Đào tạo lẫn doanh nghiệp, tổ chức mà họ tham gia.